Availability: In Stock

Viết Về Bè Bạn

Tác giả: Bùi Ngọc Tấn

Tác phẩm “Viết Về Bè Bạn” của tác giả Bùi Ngọc Tấn.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Viết Về Bè Bạn

Viết về bè bạn là tập hợp hai cuốn hồi ký Rừng xưa xanh lá và Một thời đã mất của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Mỗi câu chuyện trong Viết về bè bạn là một mảnh ghép tạo nên bức tranh chân thực đến từng millimet của đời sống nghệ thuật một thời đã mất, thời bao cấp, thời goulag đã qua. Đọc Viết về bè bạn, ta biết thêm một Dương Tường bán máu đằng sau một Dương Tường dịch giả, những câu chuyện đằng sau dịch phẩm Tể tướng lưu gù, những bài thơ Cầu xi măng, Chợ Cầu Rào, Nói chuyện với mèo, Kiếp sau, chuyện của “người sống và chết vì nghệ thuật như người tử vì đạo” Lê Đại Thanh, chuyện của “người điên” Nguyên Bình, hay phiêu lưu cùng màu trắng với Nguyễn Thanh Bình, và chuyện của “nhà văn của những người dưới đáy” – Nguyên Hồng.

Với hơn 600 trang sách, Bùi Ngọc Tấn đã đạo diễn một bộ phim tư liệu về những mặt ít được nói tới của văn chương nghệ thuật, về cả những con người thành danh lẫn những tiếng nói bị vùi dập. Ông viết về những khó khăn gian khổ, những long đong lận đận; ông viết về, và viết cho những con người viết để sống, sống để mà viết. Văn phong giản dị, chân thực, cách kể cuốn hút, chắt lọc, giàu tính triết luận mà cực kỳ hài hước, Viết về bè bạn là cuốn nghệ thuật sử có giá trị; một cuốn sách giúp ta hiểu hơn về quá khứ và cũng để lạc quan hơn về tương lai, để vui sống, sống chứ không phải tồn tại, để tin tưởng “thế hệ sau sẽ làm được những điều chúng ta ao ước.”

Về tác giả

Về tác giả Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn (1934 – 18 tháng 12 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam, nổi tiếng với cuốn sách Chuyện kể năm 2000. Ông cũng được Giải B văn xuôi (không có giải A) giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2004 cho tập ký chân dung Rừng xưa xanh lá, và Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm Biển và chim bói cá.

Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954. Bùi Ngọc Tấn có sáng tác in ở các nhà xuất bản: Văn học, Lao động, Thanh niên, Phổ thông,… khi mới ngoài hai mươi tuổi.

Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc.

Sau đó, năm 1959, ông trở về quê và làm biên tập viên báo Hải Phòng Kiến thiết. Để có thể nuôi gia đình 6 người, ông tập trung viết báo. Ông có mối quan hệ thân thiết với nhà văn Nguyên Hồng và Bí thư Thành ủy Hoàng Hữu Nhân, người quan tâm đến giới văn nghệ sĩ và đã giúp đỡ ông lúc khó khăn sau này.

Bùi Ngọc Tấn từng bị tập trung cải tạo 5 năm (1968 – 1973) theo đài RFA về tội “Xét lại, chống Đảng”, mà không được xét xử. Theo ông thì người hạ lệnh bắt ông, cũng như đuổi vợ ông khỏi trường Đại học trong thời gian ông bị cải tạo, ngăn chặn ông đi làm sau khi ra tù là giám đốc công an thành phố Hải Phòng Trần Đông. Khi bị bắt giữ, ông cũng bị tịch thu hơn nghìn trang bản thảo và sau này không được trả lại. Theo nhà văn Vũ Thư Hiên viết tưởng niệm thì ông không dính líu gì đến chính trị, nhưng bị bắt chỉ vì chơi với ông Hồng Sĩ. Từ khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long. Trong khoảng thời gian làm công việc này từ 1974 đến 1994, ông trở thành một “người ẩn dật” với văn chương, ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm này. Theo đài RFA, trong thời gian đó “ông không được phép viết lách gì, ngay cả nhật ký cũng thường xuyên bị công an văn hóa xét nhà, lục lọi tịch thu…”

Ông trở lại với bạn đọc qua bài “Nguyên Hồng, thời đã mất” đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993.

Ngày 18/12/2014 ông mất tại nhà con trai mình (anh Bùi Ngọc Hiến) ở Hải Phòng sau một thời gian bị bệnh phổi nặng.

Tang lễ của ông được tổ chức vào ngày 20 tháng 12 năm 2014.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF