Availability: In Stock

Đất Lửa

Tiểu thuyết “Đất Lửa” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Sơ lược tác phẩm Đất Lửa

Đất lửa của đạo Hòa Hảo – làng Mỹ Long Hưng là nơi nóng bỏng vô số ngọn lửa xung đột trong bối cảnh bức bối, căng thẳng chứa đựng nhiều bi kịch của lịch sử Nam Bộ vào buổi đầu kháng chiến chống Pháp.

Một cuốn sách đề cập đến những vấn đề phức tạp, tế nhị của tôn giáo và cách mạng mà khi mới công bố lần đầu (1963) đã tạo ra nhiều dư luận trái chiều. Nhưng bằng chính thử thách nghiệt ngã của thời gian, Đất lửa đang tìm được chỗ đứng xứng đáng của mình trong đời sống văn học Việt Nam.

Đất Lửa là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
***
Câu chuyện xảy ra tại làng Mỹ Long Hưng thuộc quận Chợ Mới tỉnh An Giang trong giai đoạn đầu kháng chiến chông Pháp (1945 – 1954).

Nhân vật chính trong truyện là Tư Trịnh, một người đã từng tham gia khởi nghĩa Nam kỳ, sau bị thất bại, phải trôn tránh giặc Pháp. Trong thời gian trốn tránh, với sự hoang mang ông đã tham gia đạo Hào Hảo và trở thành người trong Ban trị sự đạo tại địa phương. Cách mạng tháng Tám thành công, Sáu Sỏi – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam kỳ tại địa phương từ Công Đảo trở về, làm chủ tịch Việt Minh huyện, trực tiếp lãnh đạo chính quyền tại Mỹ Long Hưng. Tư Trịnh, dưới sự giật giây của bọn tề ấp và bọn Việt gian lẫn bọn cai trị Pháp đã rat ay sát hại Sáu Sỏi, tạo nên mối hiềm khích lớn lao giữa tín đồ Hòa Hảo và Việt Minh.

Toàn bộ câu chuyện là sự đấu tranh giằng xé trong nội bộ người dân, trong nội bộ Việt Minh về chính nghĩa và phi chính nghĩa. Câu chuyện không có hồi kết, mở ra con đường đấu tranh gian khổ để đến với cách mạng của những người nông dân Nam bộ.

Lời bình

“Đất lửa lừng danh không phải vì kể cái chuyện chi chi miền đất Cao Đài, Hòa Hảo. Nó lừng danh vì đó là một thứ văn chương kỳ lạ. Nói như mấy nhà phê bình văn học nhiều chữ lâu nay khen ầm ầm văn chương nghệ thuật thứ thiệt Nam Bộ đấy… Đất lửa lừng danh vì nó là văn chương trực cảm phản ảnh hiện thực một cách mẫn tiệp mà linh hoạt, sâu sắc mà lại hồn nhiên lạ thường. Cái thứ văn chương trực cảm nầy mấy chục năm qua còn là một thứ gì đó khó chịu, mờ mờ nhân ảnh.”
– Nhà văn Nguyễn Đình Chính

“Theo quan điểm của tôi, Đất lửa là một trong những tiểu thuyết Việt Nam thành công nhất. Đó là một tiểu thuyết về lịch sử Nam Bộ, về chiến tranh, về cách mạng, về những khó khăn và xung đột người Nam Bộ đã phải trải qua và khắc phục trong thời gian nhất định.”
– Tiến sĩ Frank Gerke (CHLB Đức)

Sách nói

[Audio book] Đất Lửa

Sách nói “Đất Lửa” của tác giả Nguyễn Quang Sáng:

Về tác giả

Về tác giả Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng, còn có bút danh là Nguyễn Sáng, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1932 tại xã Mỹ Luông (nay là thị trấn Mỹ Luông), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Từ tháng 4 năm 1946, ông xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. Đến năm 1948, được bộ đội cho đi học thêm văn hóa ở Trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 1950, về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo và Hòa Hảo).

Năm 1955, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với quân hàm Chuẩn úy, về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác.

Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn.

Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, ông về Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng Thư ký (về sau đổi tên gọi thành Chủ tịch) Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa l, II, III.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa II, III và là Phó tổng thư ký Hội khóa IV.

Không lâu sau sinh nhật lần thứ 82, ông đột ngột qua đời tại nhà riêng nơi mà ông đang sống tại Quận 7 vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014.

Nguyễn Quang Sáng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Ông là cha ruột của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ truy điệu.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Định dạng

MP3