Mô tả
Giới thiệu tác phẩm Giấc Mộng Ông Thợ Dìu
Cách đây hơn bốn mươi năm, lần ấy tôi đi công tác ở Campuchia. Tối nào các vị chủ cũng đưa khách ra nhà hàng, chè chén xong kéo nhau xuốgn sàn nhảy trên cái bè nổi bên sông Mêkông. Chẳng phải vì các ông chủ muốn làm đẹp lòng khách, mà bởi lẽ khách ba chủ nhà bốn, có một khách thì cả mười ông chủ mới được cớ chè chén tiền chùa. Đêm nào cũng dập dềnh trên mặt nước. Một cô gái nhảy đến ngồi vào bàn tôi. Cô mời: – Anh ra đi với em vài pa. Những cô gái nhảy đều là ngơời Bắc dưới Sài Gòn lên. Ở dưới đây các sàn nhảy bị đóng cửa. Gái già Trần Lệ Xuân nhảy đã tả tơi cả người rồi lại hô hào chấn hưng phong tục, xúi lão Diệm cấm nhảy, thế là các ả này phải dạt lên đây kiếm cơm. Cô gái cười cười: – Sàn bè rung lấm, em đưa anh mấy bước mới quen được. Anh biết nhảy chứ?…
***
Tập tản văn này là những phác họa của Tô Hoài về một Hà Nội đang thay đổi từng ngày. Nhà văn sống lại với cảnh vật thời quá khứ để rồi đau đáu và nghĩ nhiều hơn đến cuộc sống hiện tại. Với tình cảm đôn hậu, tha thiết, Tô Hoài đã dành trọn tình cảm của mình cho thiên nhiên và con người Hà Nội.
Vẫn một lối viết và giọng văn rất thoải mái, qua tác phẩm Giấc Mộng Ông Thợ Dìu, thấy hiển hiện khá rõ bức chân dung Tô Hoài với những nét độc đáo rất đỗi trẻ trung ở một ông già đã ngót nghét 90 tuổi.