Availability: In Stock

Thất Nhân Tâm

Tác giả: Hoàng Xuân Việt

Tác phẩm “Thất Nhân Tâm” của tác giả Hoàng Xuân Việt.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Thất Nhân Tâm

Đọc qua sách này, bạn đọc có thẻ tìm hiểu thêm vấn đề qua các “mô hình thất nhân tâm”:

– Có loại thất nhân tâm ở dạng người thất học, từ bé đến lớn hoặc ở thành thị giữa giới lưu manh côn đồ. Cả hai giới có mẫu số chung là chẳng những không từng được học phép lịch sử tối thiểu, mà còn có những tập quán ăn nói cư xử gần như cố ý xúc phạm người khác, hoặc xúc phạm tự nhiên là không thấy hối hận để xin lỗi. Thí dụ khi nói chuyện, người ta nói móc lò, móc họng, nói xiên xỏ, nói đánh đầu, nói cầu cao, giọng kẻ cả. Có người quen nói tục một cách tỉnh bở. Có người khác quen nói nặng, quen dùng những phong cách diển ta làm cho người nghe cảm thấy họ có tính sỗ sàng, tâm hồn thô bạo.

– Một số người bình dân hoặc trí thức lấy làm hả dạ khi nói xong điều gì làm cho đối phương mích lòng, bực tức. Trong đạo xử thế của người văn minh, khi lỡ lời nào hay lốc cử chỉ gì làm kẻ khác chênh lòng và tỏ ra mình thất lễ, thì người ta áy này, hối hận lo xin lỗi đi xin lỗi lại bao lần mà vẫn còn lo sợ mình làm cho kẻ khác buồn.

– Có dạng thất nhân tâm của một số tri thức, rành rẽ phép lịch sự mà tại vì họ có lối sống riêng tư, đối với họ, họ không coi là khiếm nhã, nhưng đối với cộng đồng hoặc nhiều kẻ khác, thì có vẻ kỳ dị, nghĩa là làm cho kẻ xung quanh không hài lòng. Thí dụ họ là một ông có khoa bảng cao,có chức vị quan trọng trong xã hội, ai mà nghĩ rằng họ không rành phép xã giao, thế nhưng khi ngồi, họ rất khoái tra rung đùi. Họ nhai kẹo cao su liên lỉ và nghe chanh chách. Một số người có hơi thở dễ gây khó chịu cho kẻ ngồi bên mà họ không hề hay biết để đừng làm như vậy. Nhiều trí thức cao niên, trong câu chuyện có lẽ quen méo mó “sư phạm”, hay chính kẻ nói chuyện với mình những khi nói sai một danh từ ngoại ngữ, tiếng mẹ hoặc một địa danh, nhân danh. Đức tế nhị khuyên ta trong mấy trường hợp ấy hãy cho qua là thượng sách. Nói chuyện chơi ở xa lông chớ phải ở trong phòng nghiên cứu hay lớp học đầu mà “từng chấm từng phết” quá như vậy.

Về bộ sách Học Làm Người

Bộ sách “Học Làm Người” của học giả Hoàng Xuân Việt đề cao tư tưởng rèn luyện bản thân mỗi ngày, không chỉ cả trong cách sống, cách làm việc, cách ứng xử trong xã hội mà còn cả trong tâm tính của mỗi người. Điều này có ý nghĩa không nhỏ với thế hệ trẻ ngày nay. Bởi vì việc rèn luyện những kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, hùng biện, làm việc có chương trình… được xem là rất quan trọng với bản thân mỗi người để có được cuộc sống thành công.

Điều này đã được học giả Hoàng Xuân Việt chia sẻ trong cuốn Nên thân với đời: “Thực vô cùng tai hại, thưa bạn, nếu đời ta thiếu tự học, tự rèn luyện, tự lo. Cái gì hỏng không biết sao chứ kiếp sống của mình mà hỏng thì bạn có thấy não nề không? Sống nếu không để lại cho đời cái gì bất hủ, không được ai khắc tên, để lại sau khi mình qua đời, thì ít ra cũng khỏe thân, vui vẻ thì mới đáng sống phải không bạn?”.

Về tác giả

Về tác giả Hoàng Xuân Việt

Hoàng Xuân Việt

Hoàng Xuân Việt tên thật là Nguyễn Tùng Nhân (sinh 13 tháng 8 năm 1928 tại Vĩnh Thành, Bến Tre, mất ngày 20 tháng 7 năm 2014) là một học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và là một nhà hùng biện. Ông tốt nghiệp cao học tại trường Đại chủng viện Saint Joseph và Saint Sulpice. Ông còn theo học và nghiên cứu chuyên sâu những môn triết học, thần học, xã hội học, phụ nữ học, thiên văn học và năng lực hạnh tâm. Ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Hi Lạp, La Tinh, Hán Nôm, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha. Hoàng Xuân Việt từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm Người (1966 – 1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993 – 2001), và là tác giả của 373 đầu sách trong nhiều lĩnh vực. Cùng với Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Phạm Cao Tùng, ông là một trong bốn học giả nổi bật trong loại sách “học làm người”.

Học giả Hoàng Xuân Việt sinh ngày 13 tháng 8 năm 1920 tại Vĩnh Thành, Bến Tre. Từ năm 11 tuổi, ông đã theo học tại các chủng viện Công giáo với mong muốn trở thành linh mục. Từ năm 18 tuổi, ông bắt đầu viết những cuốn sách như: Đức tự chủ, Ngón thần để luyện lâm, Đức điềm tĩnh,… Trong khoảng từ năm 1950 – 1957, ông đã viết khoảng 9 tác phẩm. Ngày 29 tháng 6 năm 1957 theo lịch định là ngày ông được thụ phong linh mục, tuy nhiên lễ thụ phong này bị hoãn lại, vì trước đó 2 ngày, cuốn sách Rèn nhân cách của ông được xuất bản mà chưa thông qua Giám mục Ngô Đình Thục.

Năm 2005, ông sang định cư tại Hoa Kỳ, rồi về lại Việt Nam. Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 2014 tại nhà riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Thanh Niên

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF