Availability: In Stock

Gia Đình

Tác giả: Phan Thúy Hà

Tác phẩm “Gia Đình” của tác giả Phan Thúy Hà.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Gia Đình

Khái niệm trung tâm để chúng ta đọc tác phẩm “Gia đình” của Phan Thúy Hà là “chấn thương”. Nó là sự tiếp nối hai tác phẩm “Đừng kể tên tôi” (2017) và “Tôi là con gái của cha tôi” (2019). “Đừng kể tên tôi” là tiếng nói của những người lính miền Bắc, còn “Tôi là con gái của cha tôi” là tiếng nói của những người lính miền Nam, tất cả họ, dù bước vào cuộc chiến vì nghĩa vụ hay vì lý tưởng, đều là những số phận nhỏ bé, bị thời cuộc xé nát trong cuộc chiến Nam Bắc tàn khốc. Còn “Gia đình” là một mảnh của lịch sử cuộc Cách mạng ruộng đất của phong trào cộng sản ở miền Bắc Việt Nam thập niên 1950. Tất cả các nhân chứng trong sách “Gia đình” đều mang một chấn thương tinh thần không thể chữa lành.

Tác giả Phan Thúy Hà chia sẻ rằng trong Lời cuối sách của “Gia đình”, cũng giống như hai tác phẩm trước, các nhân vật đều là người thật, tên của nhân vật cũng là tên người thật, câu chuyện của họ trong tác phẩm là sự thật trong ký ức của họ. Như vậy, ở đây, tác giả không hư cấu mà chỉ viết lại lời kể từ điểm nhìn của nhân chứng. Chị cho biết, có câu chuyện trong tuyển tập này, tuy chỉ dài hai trang nhưng chị phải đi gặp tới bốn người, lắng nghe họ để ráp nối các sự kiện và dựng lại cho câu chuyện được đầy đủ. Như vậy, tác phẩm còn là một công trình khảo sát xã hội nữa. Không phải là khảo sát ở quy mô lớn, mà là khảo sát số phận những con người cụ thể.

Các nhân chứng trong “Gia đình” phần lớn thuộc Nghệ Tĩnh, trừ nhân chứng cuối cùng ở Nam Định. Trong chiến tranh Việt Pháp, Nghệ Tĩnh là vùng Pháp không kiểm soát. Chính phủ Việt Minh kiểm soát phần lớn vùng này, nhưng khi Cải cách ruộng đất nổ ra, đây là nơi có nhiều người bị vu cáo và thanh trừng nhất. Các nhân chứng trong những câu chuyện của Phan Thúy Hà thuộc nhiều nhóm khác nhau, có khi là nông dân, cũng nghèo khổ như người đấu tố mình, có khi là gia đình quý tộc thời trước, như con cháu Thượng thư Cao Xuân Dục, Bộ trưởng Đặng Văn Hướng… Họ ngay từ 1945 đã đi theo tiếng gọi của Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Có người kinh doanh, tích lũy được một hộp vàng, đem hiến tặng ngay cho chính phủ khi có lời kêu gọi “Tuần lễ vàng”. Gần đến ngày chiến thắng, một cơn sóng thần kinh hoàng ập đến, không phải từ phía Pháp mà từ chính đồng bào và chính quyền mình phục vụ.

Về tác giả

Về tác giả Phan Thúy Hà

Phan Thúy Hà

Phan Thúy Hà sinh năm 1979, nguyên là biên tập viên NXB Phụ Nữ. Từ vài năm nay, cô lựa chọn làm một người viết sách, và chọn câu chuyện của những người lính.

Trước cuốn Tôi là con gái của cha tôi, cô có cuốn Đừng kể tên tôi cũng là câu chuyện thô mộc của những người lính trong thời chiến tranh, thời hậu chiến được kể và được ghi chép lại thật chân thật.

Những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ của những người lính đã trở về với cuộc đời âm thầm. Phan Thúy Hà chọn cách viết – ghi chép giản dị, trần trụi để cho cuộc đời con người hiện lên thật nhất, gợi trong lòng người đọc sự thông cảm và lòng trắc ẩn chân thành nhất có thể. Và từ ở đó mà nước mắt chảy ra…

Nguồn: Tuổi Trẻ

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

PDF