Availability: In Stock

Cô Gái Thành Rome

Tác giả: Alberto Moravia

Tác phẩm “Cô Gái Thành Rome” của tác giả Alberto Moravia.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Cô Gái Thành Rome

Đọc nó, mình nhận thấy rất rõ những con người được tác giả miêu tả giống như mình đang xem một bộ phim truyền hình vậy. Những suy nghĩ đa đạng diễn ra trong Adriana khiến mình hiểu phần nào những gì phức tạp nhất trong tâm hồn mỗi con người. Có khi nó thật giản dị, thánh thiện, nó làm cho con người tốt hơn. Có khi nó lạnh lùng, băng giá nhưng khiến mình không còn cảm thấy sợ hãi nữa. Và còn cả những mặt tối tăm trong đó, khi bản năng chiến thắng mọi tình cảm và lý trí, con người bỗng trở nên thích thú với sự ngông cuồng, độc ác.

Mình không biết rõ những điều ấy có thực sự diễn ra trong cuộc đời của tất cả mọi người hay không. Nhưng mình thấy nó có trong con người mình. Đôi khi mình có suy nghĩ giống như cách Adriana suy nghĩ. Có thể đang trong tột cùng của lo lắng, phiền muộn cũng có thể trở nên vui vẻ, lạc quan như không có chuyện gì xảy ra, thậm chí còn thấy thích thú với nó, mong những điều tồi tệ nhất sẽ đến, ngay lúc ấy. Hay ngược lại, nỗi sợ hãi bất chợt đến và không thể xua đi ngay được. Diễn biến tâm trạng phức tạp trong từng sự việc đã được diễn tả một cách tỉ mỉ, sâu sắc và rõ ràng như chính những suy nghĩ đang diễn ra trong đầu mình, chỉ có mình mình biết.

Mình cũng thích những điều tác giả viết về tình yêu của Adriana. Tình yêu dường như quyết định tất cả mọi hành động của cô. Và thật sự, cô luôn luôn hành động dựa trên tình cảm. Cái này thì không giống mình lắm, nhưng mình đang nói về Adriana. Vì tình yêu, cô không chạy theo cám dỗ. Vì tình yêu, cô tự đẩy mình vào con đường lầm lạc. Vì tình yêu, cô thay đổi bản thân cho tốt hơn. Cô luôn giữ được tình thương và lòng vị tha của mình. Chi tiết đẹp nhất là chi tiết kể về lúc cô biết mình có con. Nó đã lột tả hết vẻ đẹp của tâm hồn cô. Cô có sự yêu thương và niềm hi vọng. Vì thế mà cô không bao giờ gục ngã.

Câu chuyện kết thúc trong nỗi buồn về cái chết của Giacomo, nhưng vẫn còn lại tình yêu anh thổ lộ với Adriana sau bao cố gắng phủ nhận, giấu giếm nó. Và còn lại niềm tin vào tương lai tươi sáng của đứa con chưa chào đời.”

Tình cảm, tâm trạng của Adriana đã chi phối tâm trạng, cảm xúc của tôi trong suốt khoảng thời gian tôi đọc cuốn sách. Đặc biệt là cảm xúc nhớ người yêu. Một nỗi nhớ da diết, không khi nào ngừng lại, và chỉ muốn gặp anh ngay lúc đó.

Rồi sau khi đã đọc xong, tôi nghĩ về cuốn sách cả ngày, bất kể là lúc đó tôi làm gì, khi quét dọn nhà cửa, khi nấu ăn, khi tắm… Tôi nghĩ về nhân vật người mẹ của Adriana, nghĩ về Giacomo, và cả những nhân vật khác. Tôi nhận thấy những mâu thuẫn bên trong mỗi suy nghĩ, hành động của họ. Tôi nghĩ, à, hóa ra ai cũng thế, luôn tự mâu thuẫn với chính bản thân mình. Có thể chính bản thân họ không nhận ra, nhưng dường như tất cả đều nằm trong sự mâu thuẫn.

Bản thân tôi vẫn thấy sự mâu thuẫn bên trong mình (tôi thì có thể nhận ra nó). Với tôi, điều đó đôi khi nặng nề, đôi khi dễ chấp nhận. Nếu như tôi có thể giống như những nhân vật trong “Cô gái thành Rome”, không nhận ra sự mâu thuẫn đó, có lẽ tâm hồn sẽ thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Song nghĩ kỹ, như vậy cũng thật đau khổ, như Giacomo chẳng hạn, đến cuối cùng vẫn không biết mình thật sự muốn làm gì, muốn trở thành con người như thế nào, vẫn không biết cái gì là quan trọng nhất với mình…

Về tác giả

Về tác giả Alberto Moravia

Alberto Moravia

Alberto Pincherle (28 tháng 11 năm 1907 – 26 tháng 9 năm 1990), được biết đến với bút danh Alberto Moravia, là một tiểu thuyết gia và nhà báo người Ý. Tiểu thuyết của ông khám phá các vấn đề về tình dục hiện đại, sự xa lánh xã hội và chủ nghĩa hiện sinh. Moravia được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết đầu tay Gli thờ ơ (Thời gian thờ ơ 1929) và cuốn tiểu thuyết chống phát xít Il Conformist (Người theo chủ nghĩa tuân thủ 1947), nền tảng cho bộ phim Người theo chủ nghĩa tuân thủ (1970) do Bernardo Bertolucci đạo diễn. Các tiểu thuyết khác của ông được chuyển thể cho điện ảnh là Agostino, được Mauro Bolognini quay cùng tựa đề vào năm 1962; Il disprezzo (A Ghost at Noon or Contempt), do Jean-Luc Godard quay trong vai Le Mépris (Khinh thường 1963); La noia (Chán nản), được Damiano Damiani quay với tựa đề đó vào năm 1963 và phát hành ở Mỹ với tên gọi The Empty Canvas vào năm 1964 và La ciociara, do Vittorio De Sica quay trong vai Two Women (1960). L’Ennui (1998) của Cédric Kahn là một phiên bản khác của La noia.

Moravia từng nhận xét rằng sự thật quan trọng nhất trong cuộc đời ông là căn bệnh của ông, căn bệnh nhiễm trùng lao xương khiến ông phải nằm trên giường suốt 5 năm và Chủ nghĩa Phát xít vì cả hai đều khiến ông đau khổ và làm những việc mà lẽ ra ông sẽ không làm. “Chính những gì chúng ta buộc phải làm mới hình thành nên tính cách của chúng ta, chứ không phải những gì chúng ta làm theo ý chí tự do của mình.” Moravia là một người vô thần. Bài viết của ông nổi bật bởi phong cách thực tế, lạnh lùng, chính xác, thường miêu tả tình trạng bất ổn của giai cấp tư sản. Nó bắt nguồn từ truyền thống kể chuyện của thế kỷ 19, được củng cố bởi nhận thức văn hóa và xã hội cao. Moravia tin rằng các nhà văn, nếu họ muốn thể hiện hiện thực, ‘một hiện thực tuyệt đối và trọn vẹn hơn chính hiện thực’, “đảm nhận một quan điểm đạo đức, một thái độ chính trị, xã hội và triết học được hình thành rõ ràng” nhưng cuối cùng, “Một nhà văn vẫn tồn tại bất chấp niềm tin của mình”. Từ năm 1959 đến năm 1962, Moravia là chủ tịch của PEN International, hiệp hội các nhà văn trên toàn thế giới.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nguyên tác

La Romana

Tên tiếng Anh

The Woman of Rome

Dịch giả

Trịnh Xuân Hoành

Nhà xuất bản

NXB Hội Nhà Văn

Năm xuất bản

1994

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF