Availability: In Stock

Ngôi Nhà Ma

Tác phẩm “Ngôi Nhà Ma” của tác giả Hoàng Minh Tường.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Ngôi Nhà Ma

Trích đoạn

Đã có một thời cái tên Minh Quang trở thành một hiện tượng. Còn hơn cả các siêu sao bây giờ, tên ông xuất hiện thường nhật trên báo chí, vang lên trong những buổi hội thảo, chói chang trên các tấm quảng cáo trước các rạp chiếu phim và các nhà hát. Các tiểu thuvết và tập truyện ngắn của ông in với tia-ra không dưới 50.000 bản. Tác phẩm của ông được chuyển thể thành kịch bản phim, kịch bản sân khấu, được dịch để giới thiệu ra nước ngoài. Vinh quang đến với ông dồn dập. Và tất nhiên, cũng có một đôi chút bổng lộc, ít thôi, nhưng so với thời ấy thì cũng đủ làm ông mát mặt. Ông được người ta cho đi tham quan hai, ba chuyến nước ngoài. Nhuận bút của ông, có cuốn mua cho con được chiếc xe đạp, có cuốn sắm cho vợ được một cái Tết. Cuốn sáng giá nhất được tặng giải thưởng Hội Nhà văn, kèm theo một chiếc Mô-bi-lét hàng viện trợ, ông đi cho mãi tới bây giờ.

Cuốn sách ấy có tựa đề “Nơi ta cất cánh”. Đó là cuốn tiểu thuyết đậm đặc chất sử thi và anh hùng ca, tiêu biểu nhất cho khuynh hướng và phong cách sáng tác của ông. Ngay sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời, có nhà phê bình bốc lên đã lấy tên sách của ông để khái quát cả một dòng văn học: dòng văn học cất cánh.

Sau này cuốn tiểu thuyết ấy, cũng như bao nhiêu phong trào “Cờ ba nhất”, “Gió Đại Phong”, cũng như bao nhiêu điển hình “Vũ Thắng”, “Định Công”,… của thời ấy dần đi vào quên lãng. Chính ông cũng quên đi đứa con tinh thần của mình. Nhưng, cái vùng đất để ông viết cuốn tiểu thuyết ấy, những con người cùng ông sống những năm ở đó thì ông không thể nào quên được. Cái vùng đất ấy, những con người ấy, như một phần định mệnh của đời ông, cứ bám riết lấy ông, ám ảnh cho mãi tới bây giờ.

Đó là một vùng đồi núi nằm khuất nẻo trong dải núi cánh cung vùng Đông – Bắc. Nếu không có chiến tranh, có lẽ, mãi mãi nó sẽ là một nơi khỉ ho cò gáy. Ngày giặc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, nơi đây bỗng nhiên nằm trong tầm mắt của các nhà quân sự. Ba tiểu đoàn công binh cơ giới cùng hàng nghìn thanh niên xung phong hỏa tuyến được điều gấp về đây. Một sân bay dã chiến được khẩn trương xây dựng.

Nhà văn Minh Quang có mặt cùng với những người lính công binh đầu tiên. Hồi ấy anh vẫn còn trẻ, mới hơn ba mươi tuổi. Anh ăn ngủ cùng bộ đội, cùng thanh niên xung phong, cùng lao động và sinh hoạt với họ. Tư liệu cho cuốn tiểu thuyết “Nơi ta cất cánh” đặc kín bốn cuốn sổ tay.

Những ý tưởng về cuốn tiểu thuyết chỉ thực sự được bắt đầu khi anh gặp nhân vật hình mẫu của mình. Nàng là thanh niên xung phong, một cô gái nông thôn đoan trang và mơ mộng.

Về tác giả

Về tác giả Hoàng Minh Tường

Hoàng Minh Tường

Hoàng Minh Tường là một trong những nhà văn hiện đại của Việt Nam, tác giả cuốn Thời của thánh thần vừa phát hành đã bị thu hồi.

Ông sinh năm 1948. Quê gốc ông ở thôn Động Phí, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Hoàng Minh Tường vốn xuất thân không liên quan đến văn chương. Ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân chuyên ngành địa lý.

Hoàng Minh Tường từng trải qua các nghề dạy học, viết báo và viết văn.

Yêu thích văn chương từ thời học phổ thông (cấp II, III Ứng Hòa), nhưng do lý lịch gia đình, năm 1966 Hoàng Minh Tường được gọi vào nhập học khoa Địa Lý, Đại học Sư phạm Hà Nội, một khoa được cho là kém quan trọng nhất trong trường sư phạm. Năm 1970, tốt nghiệp hạng ưu, ông được cử lên công tác tại Sở Giáo dục, khu Tự trị Việt Bắc (gồm sáu tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên). Năm 1973, Ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay “Đầu Sông” (NXB Lao Động, 1981), kể về người thầy giáo từ miền xuôi lên miền núi dạy học, được giải thưởng cuộc thi viết về “Thầy giáo và nhà trường” do Bộ Giáo dục tổ chức. Đây cũng là cơ duyên để sau đó, năm 1976, khi Khu tự trị Việt Bắc bị giải thể, ông được chuyển về làm báo Người Giáo viên Nhân dân (thuộc Bộ Giáo dục), bắt đầu cuộc đời làm báo kéo dải gần ba mươi năm. Năm 1988, nhà văn Nguyên Ngọc khi về làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ đã mời ông (cùng nhà văn Trần Huy Quang ở báo Tổ Quốc) chuyển về Ban văn xuôi tại báo Văn Nghệ, góp phần đưa trang văn xuôi báo Văn Nghệ qua hai đời Tổng Biên tập Nguyên Ngọc, và sau đó là nhà thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đầu, khởi sắc. Tiếp đó, Hoàng Minh Tường phụ trách Trưởng ban văn xuôi báo Văn Nghệ, rồi chuyển sang làm quyền Tổng biên tập báo Du Lịch ( thuộc Tổng cục Du Lịch), Q TBT tạp chí Thủy Sản ( thuộc Bộ Thủy Sản). Thời gian này, năm 1996, tiểu thuyết “Thủy Hỏa Đạo Tặc”, viết từ năm 1982, với tựa đề “Vùng gió quẩn”, sau 15 năm chìm nổi, đi suốt bốn nhà xuất bản, mới được nhà xuất bản Văn học in ra. Và ngay sau đó được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2000 ông viết tập hai” Đồng sau bão”, sau này in chung với tập 1 Thủy Hỏa Đạo Tặc, lấy tên là “Gia phả của đất” (tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim truyền hình 38 tập, “Gia phả của đất”, công chiếu trên VTV1 vào năm 2016).

Năm 2011, Hoàng Minh Tường nghỉ hưu trí tại Hội Nhà văn Việt Nam ( Với chức danh Phó ban sáng tác Hội nhà văn Việt Nam). Năm 2014, ông ghi tên vào danh sách Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam, một tổ chức các nhà văn độc lập được tự do sáng tác phục vụ Tổ quốc và Nhân dân. Ngay sau đó tổ chức này bị truy bức, nhiều thành viên phải xin rút, hoặc im lặng. Năm 2014, tiểu thuyết “Nguyên Khí ” của ông sắp vào nhà in ( NXB Tri THức) thì bị dừng lại, không rõ lý do. Sau đó Nguyên Khí được in ở Califorrnia, Hoa Kỳ (Năm 2019, NXB Hội Nhà văn tái bản với tên “Thảm kịch vĩ nhân”, sau khi biên tập cắt 16 trang). Hai cuốn tiểu thuyết tiếp theo: “Những Mảnh Rồng” ( NXB Vinpen, 2016) và “Thế lực thù địch” ( NXB La Fremillerie, 2020) của ông đều in ở Đức và Pháp.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF