Mô tả
Giới thiệu tác phẩm Ngôi Nhà Của Matriona
Ngôi Nhà Của Matriona là một tiểu thuyết ngắn được viết vào năm 1959 bởi Aleksandr Solzhenitsyn. Được xuất bản lần đầu bởi Aleksandr Tvardovsky trên tạp chí văn học Nga Novy Mir vào năm 1963, đây là truyện ngắn được đọc nhiều nhất của Solzhenitsyn.
Người kể chuyện, một cựu tù nhân của Gulag và là giáo viên dạy toán, mong muốn được trở lại sống ở các tỉnh của Nga và nhận công việc tại một trường học trong một trang trại tập thể. Matryona mời anh một nơi để sống trong ngôi nhà nhỏ bé, tồi tàn của cô, nhưng anh được yêu cầu đừng mong đợi bất kỳ “nấu ăn cầu kỳ” nào. Họ ở chung một phòng để ăn và ngủ; người kể chuyện ngủ trên giường cắm trại và Matryona gần bếp lò. Người kể chuyện nhận thấy cuộc sống của những người công nhân ở trang trại hơi khác so với cuộc sống của những địa chủ trước cách mạng và nông nô của họ. Matryona làm việc ở trang trại với mức lương ít hoặc không có. Cô buộc phải nhường một căn nhà phụ nhỏ của mình cho một người họ hàng muốn sử dụng gỗ từ nó để xây một ngôi nhà ở nơi khác trong làng. Một nhóm nông dân say rượu mượn máy kéo trái phép quyết định chuyển gỗ vào ban đêm. Thông thường, Matryona đề nghị giúp đỡ. Trong lúc hỗn loạn sau đó, cô bị tàu hỏa cán chết. Nhân vật của cô được mô tả là “người theo đạo Cơ đốc chân chính (và) người Cộng sản chân chính duy nhất” và cái chết của cô là biểu tượng cho sự tử đạo của nước Nga.
Lấy bối cảnh vào năm 1956, sáu năm sau các sự kiện được miêu tả trong Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denisovich, cuốn tiểu thuyết ngắn được coi là một trong những thành tựu văn học xuất sắc nhất của tác giả. Nó có thể truy cập được đối với những người không phải là người bản xứ đã học tiếng Nga ở trình độ trung cấp.
Lời người dịch
Không cần phải đợi đến một trăm năm sau mới có thể khám phá được những phép lạ của thiên tài. Với một tác phẩm của Solzhenitsyn như “Ngôi nhà của Matriona” hay “Vì đại cuộc”, ta phải gật đầu nhìn nhận là ông rất xứng đáng với ngôi vị mà người ta đã dành cho ông trên diễn đàn quốc tế, mà cụ thể là Giải Nobel văn chương năm 1970.
Solzhenitsyn là một nhân chứng đã kể lại một cách trung thực những gì ông đã thấy, nghe, sống trong môi trường của một xã hội được mệnh danh là thiên đường cộng sản.
Ông không chỉ trích, phê bình, nhưng khi đọc truyện của ông, ta sẽ phát giác ra là những lời lẽ đượm vẻ khách quan của ông còn bén nhọn, hùng hồn gấp mười, gấp trăm lần những lời phê bình, chỉ trích trực tiếp.
Solzhenitsyn không đưa ta đến những thế giới xa lạ, Solzhenitsyn đem ta trở về với đời sống thường ngày, trong đó bao nhiêu vấn đề tế nhị luôn luôn âm ỉ, gây ra xung đột giữa nhiều ý thức hệ mâu thuẫn. Phải chăng chỉ ở làng Talnovo mới có một Matriona, một Faddéi? Hay chỉ ở một thành phố nào đó của nước Nga mới có một Lydia Guéorguievna hay một Fédor Mikhéévitch?
Qua hai câu chuyện này, người dịch chỉ mong sao có thể mang lại cho độc giả một cơ hội để nghiền ngẫm, để thấm thía cái số phận làm người mà chỉ trong sự thống khổ, trên bước gian nan mới có thể bật lên được thành tiếng thổn thức gây niềm thông cảm.
Khi đặt bút xuống để làm công việc này, người dịch đã có cảm tưởng là mình đang dấn thân vào một cuộc mạo hiểm, mà hậu quả tệ hại nhất là có thể mình sẽ phản bội một tác giả mà mình yêu thích cho đến độ muốn cho mọi người cũng yêu thích như mình.
Tuy nhiên, chính trong tinh thần của Solzhenitsyn mà người dịch đã mạnh dạn cầm bút, tương tự như đám học trò của Fédor Mikhéévitch đã hăng hái bưng từng viên đá để xây ngôi trường của họ trong “Vì đại cuộc”.
Một nhà văn trẻ lỗi lạc Nga đã có lần tâm sự với dịch giả Léon Robel như sau: “Sau Solzhenitsyn, ta sẽ không còn có thể viết như ta đã từng viết trước đây”. Người dịch xin nhường cho độc giả quyền thẩm định câu nói đó.
Sài Gòn, ngày 24 tháng 5 năm 1974
Nguyễn Văn Sơn