Availability: In Stock

Dặm Xanh

Tác giả: Stephen King

Tác phẩm trinh thám – kinh dị “Dặm Xanh” của tác giả Stephen King.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu Dặm Xanh

Dặm Xanh (The Green Mile) là tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của Stephen King, một nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện hình sự, kinh dị; người được báo chí và độc giả mệnh danh là “Ông vua kinh dị” (King of Horror). Tác phẩm này đã được giải thưởng Bram Stoker năm 1997 cho thể loại tiểu thuyết xuất sắc nhất.

Dặm Xanh (The Green Mile) gồm sáu phần được nối kết với nhau qua lời tường thuật của viên quản giáo trưởng trại tử tù khi đã già. Câu chuyện xoay quanh các tù nhân đang chờ ngày lên ghế điện và các quản giáo có nhiệm vụ canh giữ họ trong những ngày cuối đời. Trong số các tử tù có John Coffey, một người da đen to lớn có năng lực siêu nhiên. Anh bị kết án tử hình vì tội đã bắt cóc và sát hại hai bé gái sinh đôi của ông bà Detterrick. Điều trớ trêu là John Coffey không phải là thủ phạm. Anh đã bị bắt khi đang cố gắng cứu sống hai đứa trẻ và bị kết án tử hình vì tội ác do kẻ khác gây ra…

Xen lẫn trong câu chuyện dữ dội ở trại tử tù là những mối quan hệ đầy nhân bản giữa người và người. Các quản giáo, dù biết tù nhân của mình đã phạm phải những tội ác tày trời và sắp phải trả giá cho tội ác ấy, nhưng họ vẫn cố gắng trấn an họ trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Có thể nói Dặm Xanh (The Green Mile) là một trong những tiểu thuyết gây tiếng vang lớn của Stephen King, không chỉ bởi cốt truyện đầy kịch tính mà còn bởi phong cách hành văn đặc biệt của ông: lôi cuốn, đơn giản và sâu sắc. Cuốn tiểu thuyết đề cập đến những vấn đề nhức nhối trong xã hội Mỹ hiện nay: sự kì thị chủng tộc, những tù nhân bị kết án tử hình oan. Đó cũng là điều nhắc nhở cảnh báo đối với lương tri của mỗi con người.

Dặm Xanh (The Green Mile) cũng đã được chuyển thể và dựng thành phim với nam diễn viên Tom Hanks đóng vai viên quản giáo trưởng trại tử tù Paul Edgecombe. Phim đã có ở Việt Nam với tựa đề “Quản giáo và tử tù”.

Trích đoạn

Sự việc xảy ra vào năm 1932, khi trại giam tiểu bang vẫn còn ở Cold Mountain. Dĩ nhiên chiếc ghế điện cũng ở đấy.

Bọn tù nhân bày chuyện giễu cợt về chiếc ghế, theo cách người ta vẫn giễu cợt về những chuyện làm họ sợ hãi nhưng không bỏ qua được. Họ gọi nó là Già Sparky, hoặc Juicy Bự. Họ tán phét về công suất, và bằng cách nào Giám thị Moores sẽ làm bữa tối nhân dịp Lễ Tạ ơn mùa thu năm đó, trong khi bà Melinda vợ ông ấy, quá bệnh hoạn, không nấu nướng được.

Nhưng đối với những kẻ thực sự phải ngồi vào chiếc ghế điện thì câu chuyện hài hước mau chóng tắt lịm. Tôi đã chủ trì hơn bảy mươi tám vụ xử tử trong suốt thời gian công tác ở Cold Mountain, một con số mà tôi không bao giờ nhầm lẫn; ngay cả lúc hấp hối trên giường bệnh, tôi vẫn sẽ nhớ đến nó, và tôi nghĩ rằng, đối với hầu hết những con người đó, sự thật của điều sắp xảy ra cho họ, rốt cuộc sẽ đeo đẳng họ suốt con đường về nhà, khi mắt cá chân bị khóa chặt vào những cái chân bằng gỗ sồi chắc nịch của Già Sparky. Lúc ấy họ nhận ra đôi chân của chính họ đã kết thúc sự nghiệp của chúng. Máu vẫn còn chảy, các bắp thịt vẫn còn mạnh, nhưng chúng đã tiêu vong, chẳng có gì khác; chúng sẽ không bao giờ đi thêm một dặm đường quê hương, hoặc khiêu vũ với một cô gái trong dịp ăn mừng xây kho thóc nữa. Khách hàng của Già Sparky hiểu rằng cái chết của họ dâng lên từ mắt cá chân. Một cái túi màu đen bằng lụa được chụp vào đầu sau khi họ đã nói xong những lời cuối cùng, vốn huyên thiên, và phần lớn là rời rạc. Cái túi được xem là dành cho họ, nhưng tôi luôn nghĩ nó thật sự là để cho chúng tôi, để chúng tôi không thấy được trạng thái lạc thần đáng sợ trong mắt họ khi họ nhận ra sắp phải chết.

Không có dãy xà lim tử tội ở Cold Mountain, chỉ duy nhất Khu E, tách xa bốn khu khác và rộng bằng khoảng một phần tư, bằng gạch thay vì gỗ, với một cái mái ghê rợn bằng kim loại trần trụi, chói chang dưới ánh mặt trời mùa hè. Bên trong là sáu xà lim ở hai bên một lối đi rộng, mỗi xà lim rộng gấp đôi các xà lim trong bốn khu kia. Lại là phòng một người nữa. Tiện nghi ăn ở tuyệt vời đối với một nhà tù, nhưng tù nhân ở đấy sẵn lòng đánh đổi với bất cứ xà lim nào khác trong bốn khu kia. Tin tôi đi, họ sẽ chịu đánh đổi.

Trong những năm tôi làm đội trưởng ở Khu, chưa khi nào cả sáu xà lim chứa đầy tù nhân. Bốn là tối đa, da trắng da đen lẫn lộn (ở Cold Mountain, không có kì thị chủng tộc giữa các tử tội) , và quả là một địa ngục thu nhỏ. Một trong số tù nhân là phụ nữ, Beverly McCall. Cô ả đen như than, xấu xa y như thứ tội lỗi mà bạn không bao giờ đủ lì lợm để gây án. Cô ả chịu đựng nổi sáu năm bị chồng đánh đập nhưng không chấp nhận chuyện anh ta lăng nhăng một ngày. Vào buổi chiều khám phá ra chuyện ngoại tình của chồng, ả đứng chờ anh chàng xấu số Lester McCall, vốn được bạn bè gọi là Dao Cắt (có lẽ dựa theo mối tình vắn số với cô tình nhân) , trên đầu cầu thang dẫn đến căn phòng bên trên cửa hàng cắt tóc của anh ta. Ả chờ đến khi chồng đã cởi áo khoác ra được một nửa, rồi xén một phát cho cái của nợ bội bạc của anh ta rơi xuống mũi giày hai “tông” màu. Một lưỡi dao cạo của riêng Dao Cắt đã được dùng vào việc đó. Hai đêm trước khi phải ngồi lên Già Sparky, cô ả gọi tôi đến xà lim, nói rằng đã được ông bố – thần linh gốc Phi châu – báo mộng. Ông ta bảo cô ả từ bỏ cái tên cũ ám ảnh thân phận nô lệ đi, rồi chết dưới cái tên tự do là Matuomi. Ả đòi hỏi bản án tử của mình phải được tuyên bố bằng tên Beverly Matuomi. Tôi đoán có lẽ ông bố thần linh đã không cho biết họ, hoặc có họ nhưng cô ả không nhận ra. Dù sao thì tôi cũng đồng ý. Có một điều mà những năm tháng công tác với tư cách đội trưởng lính gác trại giam đã dạy tôi là không bao giờ từ chối yêu cầu của những tử tội, trừ khi tình hình buộc phải thế. Dù gì thì trường hợp của Beverly Matuomi cũng không có khác biệt. Ngày sau đó, vào khoảng ba giờ chiều, Ngài Thống đốc gọi điện thoại, giảm án tử hình xuống tù chung thân ở nhà tù phụ nữ Grassy Valley – dạo ấy chúng tôi cứ nói đùa rằng chỉ toàn trừng phạt mà thiếu rửng mỡ. Xin nói với các bạn là tôi hân hạnh được nhìn thấy cặp mông tròn trịa của Beverly đánh sang trái thay vì sang phải khi cô ả đến trước bàn trực.

Về tác giả

Về tác giả Stephen King

Stephen King

Stephen King (sinh ngày 21 tháng 9 năm 1947) là nhà văn người Mỹ thiên về thể loại kinh dị hoặc giả tưởng rất được tán thưởng khắp thế giới, đặc biệt với mô-típ biến đổi những tình huống căng thẳng bình thường thành hiện tượng khiếp đảm. Những cốt truyện kinh dị và lối viết đa dạng của King đã giúp giới phê bình chấp nhận thể loại kinh dị giả tưởng là một thành phần của nền văn học trong thế kỷ 20. Cuối năm 2006, tổng số sách ông đã bán có khoảng 350 triệu cuốn.

Stephen King sinh ra tại bang Maine – Mỹ, ông viết truyện đầu tay vào năm lên 7 và bán bản quyền đầu tiên khi 18 tuổi. Năm 1970, ông nhận bằng B.A. của Đại học Maine ở Orono.

King là nhà văn thiên về thể loại kinh dị hoặc giả tưởng rất được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt với mô-típ biến đổi những tình huống căng thẳng bình thường thành hiện tượng khiếp đảm, với lối viết đa dạng. Nhiều tác phẩm của ông đã được dựng thành phi. Các tác phẩm của Stephen King.

Stephen King là người đi tiên phong trong việc xuất bản “sách điện tử” (e-book) trên mạng internet. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải Hugo cho tác phẩm Danse Macabre (1980) và Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry cho truyện ngắn The Man in the Black Suit (1994).

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Tên tiếng Anh

The Green Mile

Dịch giả

1980Novel Anh Tuấn

Nhà xuất bản

NXB Thanh Niên

Năm xuất bản

2021

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF