Availability: In Stock

Người Đẹp Trong Khách Sạn

Tác phẩm “Người Đẹp Trong Khách Sạn” của tác giả Hoàng Minh Tường.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Người Đẹp Trong Khách Sạn

Trích đoạn

BUỔI TRÌNH QUỐC THƯ

Gần đến tuổi sáu mươi, vậy mà lần đầu tiên trong đời, ngài đại sứ Ramuncátsen mới có cơ hội đến Việt Nam. Đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, với ngài đại sứ đâu phải là xa lạ. Ngay từ hồi còn làm phụ giảng ở trường đại học Soócbon Pari, hình ảnh đất nước Việt Nam đã chiếm lĩnh trong tâm trí nhà trí thức trẻ Ramuncátsen như một biểu tượng của sự quật khởi và chiến thắng. Cho đến chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975, kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ có một không hai trong lịch sử loài người thì Việt Nam thực sự là một thần tượng không chỉ đối với thế giới thứ ba, mà là của tất cả những ai yêu chuộng tự do và công lí trên trái đất. Nước Cộng hoà Scăngđi, tổ quốc của ngài đại sứ Ramuncátsen ra đời trong dòng thác cách mạng dân tộc, trong ánh sáng hào quang của đất nước Việt Nam chiến thắng. Và bây giờ, sau năm năm nước Cộng hoà Scăngđi xuất hiện trên bản đồ thế giới. Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Cộng hoà Scăngđi trẻ tuổi ở cấp đại sứ. Ngài Ramuncátsen, tiến sĩ thần học, chiến sĩ tiêu biểu của phong trào đấu tranh đòi tách nhóm đảo nam Thái Bình Dương khỏi khối Liên hiệp Anh, được đích thân ngài Tổng thống bổ nhiệm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của nước Cộng hoà Scăngđi tại Việt Nam.

Lễ trình Quốc thư sẽ được tổ chức trọng thể tại Phủ chủ tịch vào chín giờ sáng hôm nay. Theo kế hoạch đã định, xe của ngài đại sứ sẽ khởi hành tại khách sạn Hà Thành lúc tám giờ ba mươi, để mười lăm phút sau ngài đại sứ và đoàn tuỳ viên của ngài đã có thể đặt chân lên bậc thảm đỏ dẫn tới phòng đại lễ.

Buổi sáng mùa thu Hà Nội thật tuyệt vời. Không khí mát lành và tinh khiết khiến ngài đại sứ liên tưởng tới một buổi sáng vùng Địa Trung Hải. Cái ngôi biệt thự ven bờ biển Ađriatích, nơi ngài và vợ con thường nghỉ mùa hè cũng thường tạo cảm giác mỗi sáng ngủ dậy như ở đây, một cảm giác vừa lười biếng vừa hưng phấn, nó vừa muốn níu kéo người ta tận hưởng giờ phút nghỉ ngơi, vừa như giục giã người ta lao vào công việc.

Nếu như chỉ là một du khách, như bao du khách thuộc đủ các quốc tịch ở khắp các châu lục đang có mặt tại cái khách sạn sang trọng vào bậc nhất Hà Nội này, ngài đại sứ Ramuncátsen chắc chắn sẽ không chịu rời chiếc nệm ga trắng muốt và cảm giác khoan khoái sau một đêm ngủ yên tĩnh trước lúc mặt trời mọc. Nhưng hôm nay là một ngày trọng đại. Ngài đang thừa hành sứ mệnh Quốc gia và trọng trách của Tổng thống nước ngài. Năm giờ sáng ngài đã trở dậy tập thể dục, rồi ngồi vào bàn làm việc, soạn thảo lại tất cả các tài liệu có liên quan tới buổi lễ trọng đại và buổi làm việc đầu tiên với ngài thứ trưởng ngoại giao Việt Nam phụ trách về các vấn đề Nam Thái Bình Dương.

Ở phòng bên, người phụ tá tin cẩn của đại sứ Ramuncátsen cũng đã dậy từ lâu. Đó là một người đàn ông gốc Pháp lai Ấn có nước da rám nâu, mái tóc đen ánh và đôi mắt nâu trong trẻo. Trong nhóm tuỳ viên của đại sứ, anh là người duy nhất đã từng ở Việt Nam nhiều năm, biết nói tiếng Việt tuy không sõi lắm và hiểu biết khá sâu sắc phong tục tập quán xứ sở này.

– Thưa ngài đại sứ, – Cánh cửa phòng hé mở, người phụ tá nhẹ nhàng và lịch thiệp xuất hiện trong bộ com-lê màu trắng sữa chiếc cra-vát màu mận chín chấm hoa xanh tuyệt đẹp. – Đã đến giờ ngài tắm sáng để dùng bữa cơm điểm tâm. Đúng tám giờ ba mươi chúng ta sẽ khởi hành.

– Rất cám ơn ông Pôn Vericơn – Ngài đại sứ nhìn người phụ tá và chậm rãi rời khỏi bàn làm việc. – Tôi sẽ tắm trong ba mươi phút. Ông nói với Rắc hãy chuẩn bị xe chu đáo. Buổi trình Quốc thư này, với chúng ta, có một ý nghĩa hết sức trọng đại.

– Xin ngài đại sứ yên tâm. Tôi và ông tham tán đã chuẩn bị mọi việc hết sức chu đáo.

Pôn Vericơn đi ra ngoài hành lang. Anh nghe thấy tiếng cửa phòng tắm ngài đại sứ khép nhẹ và từ trong đó vang lên tiếng vòi nước chảy.

Về tác giả

Về tác giả Hoàng Minh Tường

Hoàng Minh Tường

Hoàng Minh Tường là một trong những nhà văn hiện đại của Việt Nam, tác giả cuốn Thời của thánh thần vừa phát hành đã bị thu hồi.

Ông sinh năm 1948. Quê gốc ông ở thôn Động Phí, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Hoàng Minh Tường vốn xuất thân không liên quan đến văn chương. Ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân chuyên ngành địa lý.

Hoàng Minh Tường từng trải qua các nghề dạy học, viết báo và viết văn.

Yêu thích văn chương từ thời học phổ thông (cấp II, III Ứng Hòa), nhưng do lý lịch gia đình, năm 1966 Hoàng Minh Tường được gọi vào nhập học khoa Địa Lý, Đại học Sư phạm Hà Nội, một khoa được cho là kém quan trọng nhất trong trường sư phạm. Năm 1970, tốt nghiệp hạng ưu, ông được cử lên công tác tại Sở Giáo dục, khu Tự trị Việt Bắc (gồm sáu tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên). Năm 1973, Ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay “Đầu Sông” (NXB Lao Động, 1981), kể về người thầy giáo từ miền xuôi lên miền núi dạy học, được giải thưởng cuộc thi viết về “Thầy giáo và nhà trường” do Bộ Giáo dục tổ chức. Đây cũng là cơ duyên để sau đó, năm 1976, khi Khu tự trị Việt Bắc bị giải thể, ông được chuyển về làm báo Người Giáo viên Nhân dân (thuộc Bộ Giáo dục), bắt đầu cuộc đời làm báo kéo dải gần ba mươi năm. Năm 1988, nhà văn Nguyên Ngọc khi về làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ đã mời ông (cùng nhà văn Trần Huy Quang ở báo Tổ Quốc) chuyển về Ban văn xuôi tại báo Văn Nghệ, góp phần đưa trang văn xuôi báo Văn Nghệ qua hai đời Tổng Biên tập Nguyên Ngọc, và sau đó là nhà thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đầu, khởi sắc. Tiếp đó, Hoàng Minh Tường phụ trách Trưởng ban văn xuôi báo Văn Nghệ, rồi chuyển sang làm quyền Tổng biên tập báo Du Lịch ( thuộc Tổng cục Du Lịch), Q TBT tạp chí Thủy Sản ( thuộc Bộ Thủy Sản). Thời gian này, năm 1996, tiểu thuyết “Thủy Hỏa Đạo Tặc”, viết từ năm 1982, với tựa đề “Vùng gió quẩn”, sau 15 năm chìm nổi, đi suốt bốn nhà xuất bản, mới được nhà xuất bản Văn học in ra. Và ngay sau đó được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2000 ông viết tập hai” Đồng sau bão”, sau này in chung với tập 1 Thủy Hỏa Đạo Tặc, lấy tên là “Gia phả của đất” (tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim truyền hình 38 tập, “Gia phả của đất”, công chiếu trên VTV1 vào năm 2016).

Năm 2011, Hoàng Minh Tường nghỉ hưu trí tại Hội Nhà văn Việt Nam ( Với chức danh Phó ban sáng tác Hội nhà văn Việt Nam). Năm 2014, ông ghi tên vào danh sách Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam, một tổ chức các nhà văn độc lập được tự do sáng tác phục vụ Tổ quốc và Nhân dân. Ngay sau đó tổ chức này bị truy bức, nhiều thành viên phải xin rút, hoặc im lặng. Năm 2014, tiểu thuyết “Nguyên Khí ” của ông sắp vào nhà in ( NXB Tri THức) thì bị dừng lại, không rõ lý do. Sau đó Nguyên Khí được in ở Califorrnia, Hoa Kỳ (Năm 2019, NXB Hội Nhà văn tái bản với tên “Thảm kịch vĩ nhân”, sau khi biên tập cắt 16 trang). Hai cuốn tiểu thuyết tiếp theo: “Những Mảnh Rồng” ( NXB Vinpen, 2016) và “Thế lực thù địch” ( NXB La Fremillerie, 2020) của ông đều in ở Đức và Pháp.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF