Availability: In Stock

Giăng Sáng

Tác giả: Nam Cao

Tác phẩm “Giăng Sáng” của tác giả Nam Cao.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Giăng Sáng

Nhân vật Điền trong Giăng Sáng là một văn sĩ nghèo say mê vẻ đẹp huyền diệu của ánh trăng và anh mang trong mình cái mộng văn chương rất đỗi lớn lao nhưng trước mắt anh lại bị dồn dập bởi những bi kịch của đói nghèo, túng thiếu

Điền là người thấm đẫm trong mình dòng chảy văn thơ, tuy được cha mẹ cho ăn học đầy đủ bản thân lại chẳng kiếm được bao nhiêu tiền dẫu thế anh vẫn tự nhủ rằng, chẳng phí đâu bởi nhờ con chữ ấy anh mới cảm nhận được tất thảy cái thi vị của trăng.

Đối với Điền, ánh trăng vô cùng đẹp đẽ và quý giá, nó là nguồn cảm hứng muôn đời của tâm hồn thi sĩ, có thể xoa dịu những cáu có trên khuôn mặt người vợ, làm giòn tan nụ cười của đứa con thơ. Điền thấy tiếc thay cho vợ khi cả đời toan tính dăm ba đồng bạc lẻ khiến tâm hồn thị trở nên khô khan và cằn cỗi.

Điền trách vợ mình là thế nhưng chính anh cũng chẳng thể nào thoát ra khỏi những lo lắng nhỏ nhen khi thấy cha mẹ còn khổ và vợ con thì nheo nhóc. Anh từng là gã trai sẵn sàng từ bỏ công việc mấy trăm đồng để theo cái nghề văn chương chỉ có giá năm đồng thế mà bây giờ Điền lại rơi vào bi kịch của miếng cơm manh áo.

Trong căn nhà rách nát, Điền nghe văng vẳng tiếng chửi rủa của vợ cùng tiếng khóc thút thít của đứa con, thế mà trên cao trăng vẫn soi sáng vằng vặc, thơ mộng. Trăng như chốn để người thi sĩ thoát ly khỏi những bi ai của trần gian, nó dẫn dắt Điền đến những suy nghĩ ích kỉ và tầm thường.

Điền bỗng suy nghĩ đến hình ảnh lả lơi của những người đàn bà đẹp và trong thoáng chốc anh muốn bỏ lại vợ con đểđi tìm thứ xa hoa ấy, chỉ có thế ngọn bút của Điền mới họa được những nét thanh cao.

Khi Điền vẫn còn đang vẩn vơ trong suy nghĩ ấy thì những âm thanh trần tục đã kéo anh trở về thực tại khiến chàng văn sĩ nghèo cảm thấy hổ thẹn với mơ mộng hão huyền và vô vị của bản thân.

Điền cũng như bao trí thức tiểu tư sản lúc bây giờ, họ bị cuộc sống đày đọa ghì sát đất và luôn mang trong mình tư tưởng muốn thoát ly khỏi hiện thực, thế nhưng trong tâm trí anh đang xảy ra một cuộc xung đột gay gắt giữa mộng văn chương và trách nhiệm gia đình.

Cuối tác phẩm là hình ảnh Điền tiếp tục viết những tác phẩm văn chương nhưng không phải dưới ánh trăng lung linh, huyền ảo mà là trong tiếng gắt gỏng của vợ và tiếng khóc của con.

Đó chính là quyết định của một người nghệ sĩ chân chính khi chọn từ bỏ thứ ánh trăng giả dối để chắp bút viết những trang văn từ chính những cảnh đời lầm than và phản ánh sự khốn khổ của một kiếp người.

Về bộ sách Việt Nam danh tác

Việt Nam Danh Tác” – một dự án sách đặc biệt mà Nhã Nam đã bắt đầu ra mắt bạn đọc từ cách đây 5 năm. Bộ sách này là sự nỗ lực vinh danh giá trị, giới thiệu lại, tiếp thị lại với bạn đọc những gì đã một thời là tinh tuý của văn học Việt Nam trong một môi trường đọc đang biến đổi phức tạp với những trào lưu tiếp thu ồ ạt …

“Văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt kể từ giai đoạn 1930-1945, cần được xuất bản lại một cách chọn lọc, nhằm giới thiệu lại, tiếp thị lại với công chúng mới, với bạn đọc trẻ để có một chỗ đứng, một vị thế rõ ràng trong thị trường sách như một thứ tinh hoa văn học, góp phần nào đó vừa trung hòa vừa cạnh tranh lành mạnh với những xu hướng “sến”, “xổi”, “ngoại lai”, thị trường hóa ở mức thái quá của xuất bản hiện nay.”

Sách nói

[Audio book] Giăng Sáng

Sách nói “Giăng Sáng” của tác giả Nam Cao:

Về tác giả

Về tác giả Nam Cao

Nam Cao

Nam Cao (tên khai sinh là Trần Hữu Tri, 29 tháng 10, năm 1915 hoặc 1917 – 30 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo ở nông thôn. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm và kinh doanh nghề mộc, có thời gian làm nghề thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.

Thuở nhỏ, Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định). 1934 học xong bậc trung học, nhưng bị ngã và đau ốm nên chưa thi lấy bằng Thành chung. Đầu năm 1935 cưới vợ, Trần Thị Sen (tên thánh Maria Sen), người cùng làng. Tháng 11/1935 Nam Cao vào Sài Gòn, ở lại đây 30 tháng, sống bằng nghề làm thư ký hiệu may Ba Lễ, đồng thời bắt đầu viết văn, gửi cho các báo. Năm 1936 được đăng các truyện ngắn “Cảnh cuối cùng” và “Hai cái xác” dưới bút danh Thúy Rư trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội). Năm 1937 được đăng các truyện ngắn “Một bà hào hiệp”, “Nghèo”, “Đui mù” dưới bút danh Thúy Rư trên Tiểu thuyết thứ bảy, Truyện “Những cánh hoa tàn” trên báo Ích Hữu (Hà Nội). Tháng 5/1938, vì lí do sức khoẻ, Nam Cao trở ra Bắc, về quê.

Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại (1945), Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.

Phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn…

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

MP3