Availability: In Stock

Nắng Đồng Bằng

Tác giả: Chu Lai

Tác phẩm “Nắng Đồng Bằng” của tác giả Chu Lai.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Nắng Đồng Bằng

Lẫn giữa cái sánh vàng yên ả của nắng đồng bằng là khói lửa chiến tranh; lẫn giữa làng quê thôn xóm là lô cốt đồn bốt kẻ thù; lẫn giữa những người dân đi cày đi chợ là quân địch đi lại nghênh ngang…

Một đơn vị lính đặc công nhận nhiệm vụ xuống vùng ven sông Sài Gòn để trinh sát, nghiên cứu địa bàn. Ở vùng cài răng lược này, nơi ẩn nấp mong manh, cơ sở vật chất thiếu thốn, lòng người thì khó dò, mỗi ngày những người lính giải phóng quân đều phải đối mặt với thám báo, phản bội, chiêu hồi… Nhưng họ đã tìm ra cách đánh riêng, vượt rào, đột ấp, kết nối với cơ sở cách mạng và bà con trong thôn xóm. Giữa không khí nghẹt thở của một cuộc chiến, đồng bằng gợi lên trong họ những ký ức đã lâu rồi họ không thấy được. Đó là xóm làng, là những bà má, em thơ, là những căn bếp bảng lảng khói lam chiều và những tiếng xe bò lăn lộc cộc…

Sống trong sự đùm bọc ấy, những người lính đặc công đã vượt qua nghịch cảnh, bất chấp hy sinh để tạo thành một mũi khoan thép, khoan thẳng vào lô cốt của kẻ thù, mở đường cho những binh đoàn chủ lực tiến xuống giải phóng miền Nam.

Đại tá, nhà văn Chu Lai là một trong những nhà văn quân đội có tên tuổi trong nền văn học sau năm 1975. Vì đã từng một thời khoác áo lính cho nên ông rất thành công với đề tài chiến tranh. Các tác phẩm của ông đề cập đến nhiều vấn đề, thể hiện cuộc sống của con người, nhưng trọng tâm nhất vẫn là người lính ở cả hai giai đoạn trong và sau chiến tranh.

Sách nói

[Audio book] Nắng Đồng Bằng

Sách nói “Nắng Đồng Bằng” của tác giả Chu Lai:

Về tác giả

Về tác giả Chu Lai

Chu Lai

Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, hiện đang ở Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ năm 1980), quân hàm Đại tá.

Ông là con trai của nhà viết kịch Học Phi. Trong chiến tranh Việt Nam ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sau 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm 1974 ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim.

Cho đến hiện nay, Chu Lai đã xuất bản 15 tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và thời hậu chiến, trong đó có thể kể tới Nắng đồng bằng, Phố Nhà binh, Cuộc đời dài lắm và đặc biệt là Ăn mày dĩ vãng. Là một nhà văn thành tựu cả trong đời sống lẫn sự nghiệp từ nỗ lực viết về quá khứ quân ngũ của chính mình, không có cách gọi tên tác giả nào đúng hơn bằng khái niệm “kẻ ăn mày dĩ vãng”, như chính nhan đề tác phẩm nổi tiếng đầu tiên đã mang đến cho ông giải thưởng văn học về đề tài chiến tranh cách mạng của Hội Nhà văn Việt Nam, tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng. Được viết nên bằng những trải nghiệm trực tiếp nơi tác giả ở vị trí một người lính đặc công vùng ven đô; nhân vật Hai Hùng trong tác phẩm phảng phất mang hình bóng tác giả; và trải nghiệm đó sâu sắc đến độ từng có vài nhà phê bình cho rằng sau tiểu thuyết này, dường như bao nhiêu vốn liếng về trận mạc, nhà văn đã trút hết vào đó rồi, chẳng còn gì nữa.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Văn Học

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, MP3, PDF