Availability: In Stock

Tìm Hiểu Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ

Tác giả: Hoàng Xuân Việt

Tác phẩm “Tìm Hiểu Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ” của tác giả Hoàng Xuân Việt.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Tìm Hiểu Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ

Lịch sử chữ Quốc ngữ làm một mảng quan trọng trong bộ môn Lịch sử ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại. Ngôn ngữ Tiếng Việt, cũng giống như ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác trên thế giới, bao gồm hai yếu tố chính là tiếng nói và chữ viết. Tiếng nói của cộng đồng người Việt đã không ngừng biến đổi và phát triển qua nhiều thế hệ, nhưng tiếng nói thuần Việt về cơ bản vẫn được lưu truyền và sử dụng cho đến tận ngày nay. Còn chữ viết lại hơi khác. Trong lịch sử hình thành ngôn ngữ của nhân loại, tiếng nói luôn có trước từ rất sớm, rồi sau mới dần dần xuất hiện chữ viết.

Có hai dạng chữ viết chính là chữ viết tượng hình ( hay biểu ý ) và chữ viết tượng thanh ( hay kí âm ). Cộng đồng người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc, khi đã có tiếng nói phát triển khá phong phú thì cũng đồng thời với việc sử dụng chữ Hán, một loại chữ viết dùng đường nét để mô phỏng hình ảnh nhằm biểu đạt ý nghĩa. Các nhà Nho nước Việt vào thời này cũng là những nhà ngôn ngữ học bất đắc dĩ, đã có một sáng chế rất độc đáo: dựa vào chữ Hán (tượng hình) để tạo ra một thứ chữ có thể ghi lại tiếng nói của cộng đồng dân tộc Việt. Vì thế, chữ Nôm tuy lấy từ chữ Hán làm ” nguyên liệu” nhưng lại hướng nhiều đến việc ghi âm hơn là biểu ý.

” Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ ” là một cuốn sách có ích trong việc cung cấp cho chúng ta những sử liệu ngôn ngữ học về chữ Quốc ngữ, đặc biệt trong giai đoạn hình thành và phát triển ở Nam bộ và các địa phận miền Nam trước kia, có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin giá trị.

Về tác giả

Về tác giả Hoàng Xuân Việt

Hoàng Xuân Việt

Hoàng Xuân Việt tên thật là Nguyễn Tùng Nhân (sinh 13 tháng 8 năm 1928 tại Vĩnh Thành, Bến Tre, mất ngày 20 tháng 7 năm 2014) là một học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và là một nhà hùng biện. Ông tốt nghiệp cao học tại trường Đại chủng viện Saint Joseph và Saint Sulpice. Ông còn theo học và nghiên cứu chuyên sâu những môn triết học, thần học, xã hội học, phụ nữ học, thiên văn học và năng lực hạnh tâm. Ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Hi Lạp, La Tinh, Hán Nôm, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha. Hoàng Xuân Việt từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm Người (1966 – 1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993 – 2001), và là tác giả của 373 đầu sách trong nhiều lĩnh vực. Cùng với Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Phạm Cao Tùng, ông là một trong bốn học giả nổi bật trong loại sách “học làm người”.

Học giả Hoàng Xuân Việt sinh ngày 13 tháng 8 năm 1920 tại Vĩnh Thành, Bến Tre. Từ năm 11 tuổi, ông đã theo học tại các chủng viện Công giáo với mong muốn trở thành linh mục. Từ năm 18 tuổi, ông bắt đầu viết những cuốn sách như: Đức tự chủ, Ngón thần để luyện lâm, Đức điềm tĩnh,… Trong khoảng từ năm 1950 – 1957, ông đã viết khoảng 9 tác phẩm. Ngày 29 tháng 6 năm 1957 theo lịch định là ngày ông được thụ phong linh mục, tuy nhiên lễ thụ phong này bị hoãn lại, vì trước đó 2 ngày, cuốn sách Rèn nhân cách của ông được xuất bản mà chưa thông qua Giám mục Ngô Đình Thục.

Năm 2005, ông sang định cư tại Hoa Kỳ, rồi về lại Việt Nam. Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 2014 tại nhà riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Văn hoá thông tin

Năm xuất bản

2007

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF