Availability: In Stock

Tuổi Già

Tác giả: Simone de Beauvoir

Tác phẩm “Tuổi Già” của tác giả Simone de Beauvoir.

Download tác phẩm “Tuổi Già (Tập 1)“:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Download tác phẩm “Tuổi Già (Tập 2)“:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Tuổi Già

Tuổi già được viết lúc Beauvoir hơn 50 tuổi, mô tả chi tiết cuộc sống của người già và đấu tranh giành quyền cho họ. Người ta chỉ có thể hiểu được thân phận người già khi ở tuổi đó. “50 tuổi, tôi giật nảy mình khi một nữ sinh viên Mỹ kể lại với mình câu nói của một cô bạn: “Nhưng Simone de Beauvoir là một bà già chứ sao!” Cả một truyền thống dồn cho từ ngữ này một cái nghĩa xấu; nó vang lên như một lời thoá mạ. Vì vậy, người ta phản ứng, thường bằng giận dữ, khi nghe người khác bảo mình già. Tôi có biết nhiều người phụ nữ được biết tuổi tác của mình một cách khó chịu qua một kinh nghiệm giống như kinh nghiệm Marie Dormoy: một người đàn ông, bị vẻ trẻ trung của hình bóng bà đánh lừa, đi theo bà trên đường phố; đến khi đi vượt qua bà và trông thấy gương mặt bà, thì thay vì bắt chuyện, ông ta rảo bước.”

“Bạn có biết khuyết tật nào lớn nhất trong các khuyết tật không? Đó là tuổi trên 55” – Tourgueniev. Vào tuổi 55, Trotsky phàn nàn người mệt mỏi, mất ngủ, hay quên; ông có cảm giác sức lực sút kém; và lo lắng. Ông gợi lại quá khứ: “Anh buồn bã nhớ lại tấm ảnh của em, tấm ảnh của chúng ta, trong đó chúng ta trẻ trung biết chừng nào”.

Già đi – đó là một điều không thể tránh khỏi và cũng là một quá trình chấp nhận đầy đau đớn. “Wagner kinh hãi thấy mình già đi, 80 tuổi, ông viết: “Hình hài tôi làm người ta khiếp sợ và khiến tôi u sầu một cách xót xa”.

Sự suy sụp về thể chất khiến người già không còn có thể tham gia sản xuất hay xây dựng, do đó họ bị xem như gánh nặng, phải phụ thuộc vào người khác. Beauvoir viết về những trại dưỡng lão ở ngoại ô Paris với những người già như bị xã hội bỏ quên, sống mòn mỏi chờ đợi những cuộc viếng thăm của con cháu. Theo Beauvoir, đối đãi công bằng với người già là cách ứng xử có trước có sau mà nếu khác đi là làm lung lay gốc rễ của xã hội hiện đại.

***

“De Beauvoir đã chia cuốn sách thành hai phần. Nửa đầu là cái nhìn từ ngoài vào trong. Xã hội và các công dân nhìn nhận về tuổi già như thế nào, từ cách các gia đình đối xử với người lớn tuổi cho đến quan điểm về tuổi già của các triết gia và những nhà văn lớn trong suốt nhiều năm. Cô phân tích những ảnh hưởng của các triết gia cụ thể và cho thấy những ảnh hưởng này đã tác động như thế nào đến tâm lý con người và ăn sâu vào xã hội những năm 70. Phần thứ hai của cuốn sách là cái nhìn từ trong ra ngoài. người cao tuổi, từ nghèo đến giàu cũng như nổi tiếng đến vô danh, de Beauvoir xem xét những huyền thoại và thực tế cuộc sống của một người già ở các nước phát triển và đưa ra bằng chứng rằng bất chấp những kỳ vọng của xã hội, người già vẫn có những đam mê giống như họ. De Beauvoir đề cập và thách thức một cách nghiêm túc tình trạng xã hội bị gạt ra ngoài lề xã hội và bỏ bê nhóm người cao tuổi, đồng thời thách thức người đọc thay đổi tương lai của mình.”

Về tác giả

Về tác giả Simone de Beauvoir

Simone de Beauvoir

Simone de Beauvoir (9 tháng 1 năm 1908 – 14 tháng 4 năm 1986) là một nhà văn, nhà triết học và một nhà đấu tranh cho nữ quyền người Pháp. Bà viết các tiểu thuyết, chuyên đề về triết học, chính trị và các vấn đề xã hội, các bài luận, tiểu sự, tự truyện. Hiện nay bà được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm tiểu thuyết trừu tượng, bao gồm She Came to Stay và The Mandarins, tác phẩm viết năm 1949 Giới tính hạng hai (La deuxieme sexe) một tác phẩm phân tích về sự áp bức phụ nữ và đề tài bình đẳng giới. Bà được trao Giải Jerusalem năm 1975. Năm 1978, bà được trao Giải quốc gia Áo cho Văn học châu Âu.

Năm 1949, Beauvoir bắt đầu nổi tiếng với sự công bố tác phẩm triết học Giới tính hạng hai (Le Deuxième Sexe). Chuyên luận lần đầu tiên được công bố trong Les Temps Modernes, sau đó được xuất bản thành sách và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 1954, với tác phẩm Les Mandarins, Beauvoir nhận được giải thưởng văn học “Le prix Goncourt”.

Simone de Beauvoir không chỉ tham gia phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh đòi bình đẳng giới, mà bà còn cùng với Jean Paul Sartre tham gia Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam do Bertrand Russell sáng lập. Tòa án được tổ chức vào tháng 11 năm 1966 và họp được hai phiên tòa vào năm 1967 ở Stockholm (Thụy Điển) và Roskilde (Đan Mạch).

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nguyên tác

La Vieillesse

Tên tiếng Anh

The Coming of Age

Dịch giả

Nguyễn Trọng Định

Nhà xuất bản

NXB Phụ Nữ

Năm xuất bản

1998

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF