Availability: In Stock

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày

Tác giả: Hoàng Xuân Việt

Tác phẩm “Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày” của tác giả Hoàng Xuân Việt.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày

Cuốn sách giúp người đọc hiểu rộng hơn về nghệ thuật nói chuyện, đặc biệt là những đức tính cần có, cần được rèn luyện để thành người có nhân cách, có sức thuyết phục trong việc nói chuyện, giao tiếp hằng ngày. Khi giao tiếp đừng có giọng “thầy đời”, đừng kiểu cách, đừng nhạo báng, đừng nói nghịch, đừng hấp tấp, đừng ham cãi lộn… mà phải nói ít, biết nghe, biết khen, biết hòa hoãn, luôn thành thực…

Cuốn sách nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt. Ông từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001), và là tác giả của hơn 300 đầu sách trong nhiều lĩnh vực, nổi bật là sách học làm người.

Trích dẫn trong sách

– Trong xã hội, thứ người hay nói về hạnh phúc của mình trước mặt kẻ khốn khổ quả nhiều như lá rừng. Rất có thể, họ là những bậc “thánh sống”, những vị lão thành, những biển kiến thức, nhưng họ phải cái tật là không biết dùng lương tri của mình trong câu chuyện. Họ hay buột miệng buông nhiều tiếng không hợp với người nghe, khiến kẻ khác phải ngượng nghịu, mắc cỡ, khổ tâm. Người chạm tự ái kẻ khác, không những bằng lời nói của mình, mà còn bằng những nét cười, những điệu bộ đi theo lời nói đó.

– Muốn được nhiều bạn, muốn trở thành người nói chuyện gương mẫu, xin bạn nhớ kỹ tâm lý này. Là phần đông con người thích nói chuyện để giải trí. Người ta muốn câu chuyện được thay đổi, để có nhiều thú vị như con chim nhảy nhót trên cành có bông trái. Người làm “sư”, lo “dạy” kẻ khác về một vấn đề, thì có khác gì nhốt người ta vào tù. Vẫn hiểu, khi trò chuyện, người ta cũng hay bàn những vấn đề chuyên môn, nhưng chỉ bàn qua rồi thôi. Giá phải bàn luận chu đáo, thì vào trường học hay những học hội, chớ không phải lúc đàm thoại giải trí mà cứ nhai mãi những vấn đề như búa bổ. Hơn nữa, người hay làm sư cũng không có lý để “dạy” thiên hạ, khi mà phần nhiều người nghe, không được chuẩn bị đủ để hiểu những vấn đề chuyên môn. Dù họ có nói khéo đến đâu, kẻ nghe, phần đông nếu không như vịt nghe sấm, thì cũng bụm miệng ngá Một tâm lý nữa của người nói chuyện là muốn kẻ khác nghe mình. Người làm sư dốt về tâm lý này. Họ cướp lời kẻ khác, không cho ai trình bày ý kiến, thổ lộ tâm tình, tức nhiên họ bị người ta đối xử một cách lãnh đạm.

Về bộ sách Học Làm Người

Bộ sách “Học Làm Người” của học giả Hoàng Xuân Việt đề cao tư tưởng rèn luyện bản thân mỗi ngày, không chỉ cả trong cách sống, cách làm việc, cách ứng xử trong xã hội mà còn cả trong tâm tính của mỗi người. Điều này có ý nghĩa không nhỏ với thế hệ trẻ ngày nay. Bởi vì việc rèn luyện những kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, hùng biện, làm việc có chương trình… được xem là rất quan trọng với bản thân mỗi người để có được cuộc sống thành công.

Điều này đã được học giả Hoàng Xuân Việt chia sẻ trong cuốn Nên thân với đời: “Thực vô cùng tai hại, thưa bạn, nếu đời ta thiếu tự học, tự rèn luyện, tự lo. Cái gì hỏng không biết sao chứ kiếp sống của mình mà hỏng thì bạn có thấy não nề không? Sống nếu không để lại cho đời cái gì bất hủ, không được ai khắc tên, để lại sau khi mình qua đời, thì ít ra cũng khỏe thân, vui vẻ thì mới đáng sống phải không bạn?”.

Về tác giả

Về tác giả Hoàng Xuân Việt

Hoàng Xuân Việt

Hoàng Xuân Việt tên thật là Nguyễn Tùng Nhân (sinh 13 tháng 8 năm 1928 tại Vĩnh Thành, Bến Tre, mất ngày 20 tháng 7 năm 2014) là một học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và là một nhà hùng biện. Ông tốt nghiệp cao học tại trường Đại chủng viện Saint Joseph và Saint Sulpice. Ông còn theo học và nghiên cứu chuyên sâu những môn triết học, thần học, xã hội học, phụ nữ học, thiên văn học và năng lực hạnh tâm. Ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Hi Lạp, La Tinh, Hán Nôm, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha. Hoàng Xuân Việt từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm Người (1966 – 1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993 – 2001), và là tác giả của 373 đầu sách trong nhiều lĩnh vực. Cùng với Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Phạm Cao Tùng, ông là một trong bốn học giả nổi bật trong loại sách “học làm người”.

Học giả Hoàng Xuân Việt sinh ngày 13 tháng 8 năm 1920 tại Vĩnh Thành, Bến Tre. Từ năm 11 tuổi, ông đã theo học tại các chủng viện Công giáo với mong muốn trở thành linh mục. Từ năm 18 tuổi, ông bắt đầu viết những cuốn sách như: Đức tự chủ, Ngón thần để luyện lâm, Đức điềm tĩnh,… Trong khoảng từ năm 1950 – 1957, ông đã viết khoảng 9 tác phẩm. Ngày 29 tháng 6 năm 1957 theo lịch định là ngày ông được thụ phong linh mục, tuy nhiên lễ thụ phong này bị hoãn lại, vì trước đó 2 ngày, cuốn sách Rèn nhân cách của ông được xuất bản mà chưa thông qua Giám mục Ngô Đình Thục.

Năm 2005, ông sang định cư tại Hoa Kỳ, rồi về lại Việt Nam. Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 2014 tại nhà riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Thanh Niên

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF