Availability: In Stock

Mái Tây (Tây Sương Ký)

Tác phẩm “Mái Tây (Tây Sương Ký)” của tác giả Vương Thực Phủ.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Mái Tây (Tây Sương Ký)

Tây sương ký (chữ Hán: 西廂記, “truyện ký mái Tây”), còn có tên đầy đủ là Thôi Oanh Oanh đãi nguyệt Tây sương ký (崔鶯鶯待月西廂記, “truyện về Thôi Oanh Oanh chờ trăng dưới mái Tây”), là vở tạp kịch của Vương Thực Phủ, sáng tác trong khoảng những năm Đại Đức (1297-1307) đời Nguyên Thành Tông, miêu tả cuộc tình duyên vượt qua môn đăng hộ đối và lễ nghi phong kiến của nàng Thôi Oanh Oanh và chàng thư sinh Trương Quân Thụy.

Khi công diễn lần đầu, “Tây sương ký” được khán giả đương thời yêu thích, phong là “Tây sương ký thiên hạ đoạt mị” (西廂記天下奪媚, Tây sương ký đoạt được cái đẹp rất mực của thiên hạ). Kim Thánh Thán về sau đã chọn và xếp đặt Tây sương ký vào vị trí thứ 6 trong Lục tài tử thư (6 cuốn sách tài tử ưu tú).

***

Vương Thực Phủ là nhà viết tạp kịch nổi tiếng đời Nguyên, người Đại Đô (nay là Bắc Kinh), năm sinh năm mất đều chưa rõ. Trong đời mình, Vương Thực Phủ sáng tác được khoảng 40 kịch bản, trong đó Tây sương ký được viết vào khoảng năm Đại Đức (1295 – 1307). Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông.

Tây sương ký vốn xuất phát từ “Hội chân ký” (會真記, ghi chuyện gặp tiên), còn gọi là “Oanh Oanh truyện” (鶯鶯傳), của Nguyên Chẩn đời Đường. Kịch bản cũng cho thấy những ảnh hưởng lớn từ vở “Tây sương ký chư cung điệu” (西廂記諸宮調, Các điệu thức âm nhạc của câu chuyện ghi dưới mái Tây) của Đổng Giải Nguyên đời nhà Kim.

Bốn hồi cuối của Tây sương ký, theo nghi vấn của Kim Thánh Thán, rất có thể không phải do Vương Thực Phủ viết, mà do Quan Hán Khanh, một nhà văn cùng thời với Vương Thực Phủ chấp bút. Bản dịch của Nhượng Tống cũng chỉ dịch 16 hồi, đến lúc tan vỡ mối tình Thôi-Trương thì kết thúc.

Tóm tắt nội dung

 

Về tác giả

Về tác giả Vương Thực Phủ

Vương Thực Phủ (王實甫, ?-?), tên thực là Đức Tín (徳信) là nhà viết kịch Trung Quốc đời nhà Nguyên, không rõ năm sinh năm mất chỉ biết ông thọ đến khoảng 60 tuổi. Là nhà văn nổi tiếng đương thời, Vương Thực Phủ được biết đến nhiều nhất như một kịch tác gia với 40 vở tạp kịch đã sáng tác, tuy đến ngày nay chỉ còn nguyên vẹn 3 vở.

Vương Thực Phủ là người Đại Đô, nay là thành phố Bắc Kinh, đã từng ra làm quan sau đó cáo quan về nhà, “có của mọn đủ chi dùng, có vườn rừng để rong chơi”.

Là một văn sĩ tài hoa đương thời, như lời nhận xét của Giả Trọng Minh đời nhà Minh trong bài Lăng Ba tiên khúc (Khúc nhạc vũ của tiên nữ ở Lăng Ba): “làm từ chương, phong vận đẹp, trong sĩ lâm ai cũng bái phục”, thời kỳ hoạt động sáng tác chủ yếu của Vương Thực Phủ nằm trong khoảng những năm Đại đức (1297-1307) đời Nguyên Thành Tông (1295-1307).

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nguyên tác

西廂記

Dịch giả

Nhượng Tống

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF