Availability: In Stock

Vượt Côn Đảo

Tác giả: Phùng Quán

Tác phẩm “Vượt Côn Đảo” của tác giả Phùng Quán.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Vượt Côn Đảo

Nhà văn Vũ Tú Nam trong bài Nhớ Phùng Quán, thay lời giới thiệu tập hồi ký Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào của Phùng Quán, đã viết: “Nhớ đến Phùng Quán, là nhớ đến bản thảo Vượt Côn Đảo đã gây ấn tượng tốt cho tôi, nhớ đến người bạn trẻ hai mươi tuổi…”.

Vượt Côn Đảo là tác phẩm đầu tay của nhà văn Phùng Quán, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời cầm bút của ông, xuất bản lần đầu năm 1954 và đã được nhiều người đọc hoan nghênh, đón nhận. Ngay sau đó Vượt Côn Đảo đã nhận giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam (1954-1955).

Sau hơn nửa thế kỷ, kể từ lần in đầu tiên đến nay, sách đã được tái bản nhiều lần và vẫn được bạn đọc nhiều thế hệ tìm đọc. Năm 2007, cùng với hai tác phẩm Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội, Vượt Côn Đảo đã được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Người lính trẻ hai mươi tuổi – Phùng Quán lúc đó, khi bắt tay vào viết Vượt Côn Đảo chưa một lần đặt chân đến chốn “địa ngục trần gian” ấy. Sau Hiệp định Genève 1954, đất nước tạm chia làm hai miền chờ ngày thống nhất. Được có mặt trong cuộc trao đổi tù binh ở Sầm Sơn, Phùng Quán gặp gỡ những người tù cách mạng trở về từ Côn Đảo. Chính những câu chuyện của họ về những con người bất khuất và ý chí quật cường với hai lần vượt ngục thất bại là nguồn cảm hứng để Phùng Quán viết nên bản anh hùng ca Vượt Côn Đảo. Ý chí sắt đá, lòng quả cảm và nghị lực của những chiến sĩ cách mạng qua ngòi bút tài hoa, bi tráng của Phùng Quán đã tái hiện lại bức tranh ác liệt của cuộc sống tù nhân bị đọa đày dưới sự cai trị của thực dân Pháp, đồng thời khắc họa chân dung những con người bình thường mà lớn lao, dù thân trong ngục tối nhưng tâm trí vẫn sáng ngời lý tưởng cách mạng.

Đọc Vượt Côn Đảo, thế hệ trẻ hôm nay không chỉ yêu mến, trân trọng hơn những con người phi thường đã hy sinh tuổi xuân và xương máu cho hòa bình của đất nước mà còn được tiếp thêm nghị lực vượt qua bản thân, vượt qua hoàn cảnh, kiên định với mục tiêu để đi đến thắng lợi và thành công, như lời nhắn gởi của Phùng Quán: “Người chiến sĩ khi đã quyết định dấn thân thì phải dấn thân đến cùng, không quay đầu lại, không rẽ ngang rẽ tắt, không được thối lui, không được bỏ cuộc. Không có sự hèn hạ nào đáng ghê tởm hơn sự hèn hạ bỏ cuộc”.

Sách nói

[Audio book] Vượt Côn Đảo

Sách nói “Vượt Côn Đảo” của tác giả Phùng Quán:

Về tác giả

Về tác giả Phùng Quán

Phùng Quán

Phùng Quán (1932–1995) là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam, bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc chiến tranh Đông Dương và khẳng định được văn tài với Vượt Côn Đảo nhưng ông được biết đến nhiều hơn sau Đổi mới. Ông là cháu gọi Tố Hữu bằng cậu (Tố Hữu với mẹ của Phùng Quán là hai anh em cô cậu ruột, theo cách gọi của người miền Bắc là bác).

Phùng Quán sinh tháng 1 năm 1932, quê tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy (nay là phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy), tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là Phùng Văn Nguyện (còn có tên là Phùng Quý Đông) là con trai cả của Phùng Kiểm (nhà nho, mất 1957) và Lê Thị Me. Ông còn có hai người chú ruột là Phùng Lưu (tức Nguyễn Vạn, Tư Bốn, sinh 1916, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế) và Phùng Thị.

Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV.

Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (tiền thân của Tạp chí Văn nghệ Quân đội).

Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1955. Về quá trình viết tác phẩm này, trong di cảo hồi ký “Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào” do Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007, ông kể nhiều chi tiết rất thú vị về sự ngẫu nhiên và tình cờ đưa ông từ một người lính trở thành một nhà văn và những biến cố phải gánh chịu nhưng với giọng kể rất hóm hỉnh, không một chút trách móc hay thù hận. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm bằng hai bài thơ “Lời mẹ dặn” và “Chống tham ô lãng phí” (1957). Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phùng Quán bị kỷ luật, ra khỏi quân đội, sau đó mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động thực tế ở nhiều nơi.

Từ đó đến khi được nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ thường gói gọn cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: “cá trộm, rượu chịu, văn chui”.

Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó. Ngoài văn xuôi, Phùng Quán còn sáng tác thơ và có nhiều bài thơ nổi tiếng như: Hoa sen, Hôn, Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe. Vợ ông là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm, giảng dạy tại Trường PTTH Chu Văn An (Hà Nội).

Ông mất ngày 22 tháng 1 năm 1995 tại Hà Nội. Năm 2010, sau khi vợ ông mất, thể theo nguyện vọng của ông lúc sinh thời, gia đình và bạn bè đã đưa hài cốt ông bà về an táng tại quê nhà: phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2007, Phùng Quán được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng cùng với Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Văn hoá Văn nghệ

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, MP3, PDF