Availability: In Stock

Từ U Minh Đến Cần Thơ

Tác giả: Sơn Nam

Tác phẩm “Từ U Minh Đến Cần Thơ” của tác giả Sơn Nam.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Từ U Minh Đến Cần Thơ

Trích đoạn

Có những người nói tới nói lui có một chuyện,mãi đến khi người nghe lộ vẽ nhàm chán thì người nói vẩn nói ,vì là “vốn quí” của mình.Thấy trẻ con trèo lên cây me để hái trái thì quát tháo: “Tụi bây là lũ bất hiếu,rủi té gãy tay,lọi chân,cha mẹ tốn kém tiền thuốc men.”Rồi dạy miên man rằng trong các loại cây thì ” chùm ruột là thứ nhánh giòn nhất,dễ gãy.” Rồi cứ nói thêm rằng cây trứng cá một thời đã được mọi người ưa chuộng vì tăng trưởng nhanh ,nhiều lá để tạo bóng mát ,trái màu đỏ,trẻ con ưa thích nhưng coi chừng…rắn lục loại rắn con,vảy màu xanh dễ tiệp với màu lá cây lắm khi rình rập trẻ con ,rắn lục có nọc độc,nếu có chữa.

Có ai nghe thì nói ,lắm khi như nói một mình.Giới trẻ đứng giây lát rồi bỏ đi,gọi lão đó ăn nói nghe cũng hay nhưng dường như lẩm cẩm.Nhưng không nên cãi vã,lão ta rất tự ái,tự tôn.

Có ai nghe thì nói ,lắm khi như nói một mình.Giới trẻ đứng giây lát rồi bỏ đi,gọi lão đó ăn nói nghe cũng hay nhưng dường như lẩm cẩm.Nhưng không nên cãi vã,lảo ta rất tự ái, tự tôn.

Tự ái là phải.Vì lão ta không nói láo.Gần đất xa trời rồi ! Nói láo làm chi cho mang tội.Chẳng qua là kinh nghiệm trường đời có giới hạn,muốn truyền lại,già trẻ ai muốn nghe thì nghe.Và dường như ít ai nghe.Họa chăng khi lão mất ,người trẻ trở thành người già,nhớ lại bóng dáng lão,rồi đánh giá là người có tư cách.Theo ngôn ngữ xưa trước 1945,có tư cách là có đầu óc là người quan tâm ít nhiều đến chính trị,là người biết vinh biết nhục,có trách nhiệm.

Thời bắt đầu kháng Pháp,khoảng 1946-1947,chúng tôi đóng cơ quan ở phía ranh giới giữa Bạc Liêu và Kiên Giang ngày nay, đất thấp và phèn,xa biển,phía Ngan Dừa,Ninh Thạnh Lợi gì đó.Người dân làm chút ruộng và lập vườn ổi.Vườn lần hồi suy thoái,phải chặt bỏ,trồng lứa khác để có trái to, ít hột hơn.Nhà cửa lưa thưa, đồng bào nghèo rất tốt,cười vui khi gặp anh em cán bộ.Hôm ấy ,một ông lão cho biết trong ngọn rạch còn một ngôi chùa, đúng ra là một cái am nhỏ với ông thầy trẻ và đôi ba đệ tử.Chùa lợp lá,nhưng thầy trò đều siêng năng tụng kinh,gõ mõ,tu hành kiểu quái lạ: “Ông thầy thỉnh thoảng uống rượu và làm “kinh tế tự túc”,tôi chưa rành,mình tới coi thử”.Tôi nhận lời,vì tò mò. Ðến cho biết,với tâm trạng vô tư. Ðược giới thiệu trước là “cán bộ tới thăm”,thầy đón chào và mời vào căn nhà nhỏ bên hông chùa. Ðôi ba chục con quốc(cuốc)bị trói chân,nằm chật chội trong cái rộng bằng tre,thỏn mỏn.Thầy giải thích đó là của đám đệ tử gài bẩy mấy ngày qua,chờ đủ trăm con mới đem ra chợ bán lấy tiền mua gạo cho chùa ăn qua ngày, đồng thời để tiếp tế cho “Xưởng”.Hỏi thì biết rỏ hơn:Gần đó,hơn hai ngàn mét có một xưởng nhỏ chế tạo lựu đạn nội địa,cung cấp cho du kích.Bán hàng trăm con quốc, được thêm tiền mua chuối, đu đủ cho anh em công nhân xưởng.Anh em sống bí mật lắm,không được phép đi dạo trong xóm,nói chi ra chợ làng.

Về tác giả

Về tác giả Sơn Nam

Sơn Nam

Sơn Nam (11 tháng 12 năm 1926 – 13 tháng 8 năm 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ nổi tiếng.

Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Nhưng do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Ngoài ra, ông còn có bút danh Phạm Sào Nam.

Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam).

Sơn Nam khởi nghiệp cầm bút bằng hai tập thơ Lúa reo (1948) và Cho lòng em vui (1950 – viết về công tác địch vận) do Hội Văn hóa kháng chiến Kiên Giang xuất bản ở chiến khu. Nhưng rồi khi chuyển sang viết văn xuôi, ông tự phát hiện mình làm thơ dở hơn viết truyện nên dừng hẳn sáng tác thơ. Năm 1951-1952, ông đã đoạt giải nhất với hai truyện ngắn Bên rừng cù lao Dung và Tây đầu đỏ trong cuộc thi do Ủy ban Kháng chiến – hành chính Nam Bộ tổ chức.

Sau Hiệp định Genève, 1954, Sơn Nam là nhà văn duy nhất gốc Nam Bộ được Trung ương mời ra Bắc để sống và viết, tuy nhiên ông chọn về lại Rạch Giá.

Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…

Năm 1960–1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà tù Phú Lợi. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Những sáng tác của ông đều mang hơi thở của thiên nhiên, của văn hóa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc. Vì có công khai phá, khảo cứu và sưu tầm văn hóa mảnh đất Nam Bộ, ông được nhiều người gọi là “ông già Nam Bộ”, “ông già đi bộ’, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”.

Sau năm 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 2003, toàn bộ các tác phẩm của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua tác quyền trọn đời.

Ông qua đời ngày 13 tháng 8 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF