Availability: In Stock

Tiểu Thuyết Đàn Bà

Tác giả: Lý Lan

Tác phẩm “Tiểu Thuyết Đàn Bà” của tác giả Lý Lan.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Tiểu Thuyết Đàn Bà

Đàn bà! Rõ ràng không phải một con báo. Không phải một con cọp. Cũng không phải một con vượn, mà là một con đàn bà. Người đàn ông đứng sững lại sau đám dây mây chằng chịt. Con đàn bà trần trụi. Tóc nó đen, dợn sóng, dài tới thắt lưng, xoã loà xoà quanh thân thể săn chắc ngăm ngăm nâu. Nó đang nhón gót vói tay hái một trái chuối chín bói trên cái quày chuối mà người đàn ông đã tìm thấy mấy hôm trước, và hôm nay trở lại với mục đích mà con đàn bà đó đang làm. Nó rướn mình giơ cả hai tay vói lên quày chuối, một tay bợ đít quày, một tay cầm trái chuối chín vàng xoay nhè nhẹ. Cuốn trái chuối còn xanh không chịu lìa nãi.

Con đàn bà cứ rướn mình lên, day day trái chuối cho đến khi hái được. Nó xoay mình lại, nhìn thẳng về phía đám dây mây bao bọc người đàn ông. Phản ứng tức thì của ông ta là giật mình, co lại trong thế thủ. Tim ông đập loạn lên, vừa sợ vừa xấu hổ. Con đàn bà bình thản lột vỏ trái chuối và thong thả ăn. Nó hất tóc ra sau lưng, hơi uỡn ngực lên, hai vú căng và đứng. Từ thắt lưng cho đến quá đầu gối của con đàn bà được quấn một tấm vải thô màu lam, phần bắp chân lộ ra và bàn chân trần đứng vững chãi trên nền đất pha cát do con sông bồi những khi triều cường. Ánh sáng còn loáng thoáng trên mặt sông ẩn hiện sau cây cỏ ven bờ. Con đàn bà đang đứng nơi khá trống, nên người đàn ông nhìn rõ từng đường nét thân thể nó…

“Chiến tranh nghĩa là phân ly, thù hận, chết chóc… Nghĩa là người ta đánh mất mình, bị giết hoặc không được sống để thương yêu. Người ta thất lạc nhau trong cuộc đời rộng lớn, hận thù rộng lớn. Người ta cũng có thể thất lạc nhau dưới cùng một mái nhà. Và thất lạc chính mình ngay trong cuộc đời của riêng mình. Đi tìm nhau và đi tìm chính mình, đó là những người đàn bà của Lý Lan trong Tiểu thuyết đàn bà”.

Lời bình

“Nhà văn nữ Lý Lan ra đời ở quê mẹ Bình Dương, là con đầu lòng từ một cuộc hôn nhân Hoa – Việt, cha chị là nmột di dân người Quảng Đông đến Việt Nam lập nghiệp vào những năm 50. Năm 2002 chị thành hôn với một giáo sư người Mỹ. Từ ảnh hưởng của chồng và cha, Lý Lan là một phụ nữ Việt có điều kiện để hiểu rõ 2 nền văn hóa của Trung Hoa và Hoa Kỳ. Chị hiểu sâu sắc về sự cọ xát văn hóa diễn ra trong tâm lý con người, và hiểu được vai trò của người phụ nữ trong cuộc hội nhập và bảo tồn bản sắc vẫn đồng thời diễn ra thầm lặng trong nhiều ngõ ngách của thế giới.

Trong các nhà văn Việt Nam hiện nay, không ai có thế mạnh như Lý Lan trong việc khai thác chủ đề này.
Bởi Lý Lan cũng chính là một người đi xuyên tường từ lúc mớ sinh ra.”
– Trần Thùy Mai

“Chiến tranh nghĩa là phân ly, thù hận, chết chóc…Nghĩa là người ta đánh mất mình, bị giết hoặc không được sống để thương yêu. Người ta thất lạc nhau trong cuộc đời rộng lớn, hận thù rộng lớn. Người ta cũng có thể thất lạc nhau dưới cùng một mái nhà. Và thất lạc chính minh ngay trong cuộc đời của riêng mình.

Đi tìm nhau và đi tìm chính mình, đó là những người đàn bà của Lý Lan trong Tiểu Thuyết Đàn Bà.”
– Ngô Thị Kim Cúc

Về tác giả

Về tác giả Lý Lan

Lý Lan

Lý Lan (sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả người Việt Nam.

Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở Triều Dương, Sán Đầu, Quảng Đông, Trung Quốc. 8 năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

Lý Lan học khoảng 1 năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Hoa Kỳ).

Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Trường Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy.

Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Văn Nghệ

Nhà phát hành

Cty Bán Lẻ Phương Nam

Năm xuất bản

2008

Định dạng

PDF