Availability: In Stock

Tiếng Chuông Triêu Mộ

Tác giả: Võ Hồng

Tác phẩm “Tiếng Chuông Triêu Mộ” của tác giả Võ Hồng.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Tiếng Chuông Triêu Mộ

Những câu chuyện trong tập truyện Tiếng chuông triêu mộ của nhà văn Võ Hồng là câu chuyện về những làng quê nhỏ bé, hiền lành với những ngôi nhà tranh đứng hiu quạnh bên những bụi chuối bụi sả trông thật buồn, là cây khế đồi cao, là con đường thơm mùi hoa dại.
Và thấp thoáng là những mái chùa xưa cũ với cửa Tam quan không bao giờ khép, có bụi chuối phía chái, trái mãng cầu chín quên hái, chum nước chờ đợi những bước chân lỡ đường… Đến những ngôi chùa lớn oai nghi, đẹp đẽ trong nỗi hoài nhớ tuổi thơ: hồ lớn trồng sen, lối đi viền bằng cỏ tóc tiên, khoảng sân bằng phẳng…

Ở đó còn có tiếng chuông triêu mộ – tiếng chuông tỉnh thức ngân lên sáng chiều để nuôi dưỡng lòng từ bi, để nhận bài học vô thường, để trút bỏ mọi ảo vọng ở đời mà cúi nhìn xuống thân phận yếu đuối nhỏ nhoi của mình…

Tiếng chuông triêu mộ còn là những câu chuyện về phận người với những nghịch lý của đời sống cực khổ bởi vì giàu, dại khờ bởi quá khôn ngoan, bị bỏ quên bởi được mến chuộng…

Tiếng chuông triêu mộ là những thanh âm vọng lại từ ấu thơ, ngòi bút của nhà văn Võ Hồng lại quá đỗi dịu dàng: Từ những khóm hoa dại, những con đường với những bụi cây âm thầm, tiếng chim nói chuyện với nhau chi chích trong các bụi rậm đến những nỗi buồn, những thân phận, những bài học nhân sinh…

Sách nói

[Audio book] Tiếng Chuông Triêu Mộ

Sách nói “Tiếng Chuông Triêu Mộ” của tác giả Võ Hồng:

Về tác giả

Về tác giả Võ Hồng

Võ Hồng

Võ Hồng sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Truyện ngắn đầu tay của ông Mùa gặt đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy vào năm 1939 với bút danh Ngân Sơn. Đến năm 1959, ông gia nhập làng văn với tập truyện ngắn Hoài cố nhân.

Là nhà văn nhưng Võ Hồng có nhiều năm gắn bó với sự nghiệp dạy học. Ông theo học tú tài ở Hà Nội, chưa tròn năm thì chiến tranh nổ ra, ông lên tàu về quê (năm 1943) và dạy học. Ông từng giữ các chức vụ Trưởng ty Bình dân học vụ tỉnh Phú Yên (1949) và là hiệu trưởng một số trường trung học tại Phú Yên, Nha Trang cho đến khi về hưu năm 1978.

Văn của ông chứa đựng sự gắn bó yêu thương con người, yêu thương quê hương, dân tộc một cách tự nhiên. Dưới ngòi bút Võ Hồng, hình ảnh quê hương, con người Việt Nam được ghi lại như những bức tranh sinh động, trung thực và đầy rung cảm. Tác phẩm của ông ghi lại khá chân thực và tinh tế cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng Nam Trung Bộ. Nhiều tác phẩm của Võ Hồng đã được trích giảng trong sách giáo khoa văn cho chương trình trung học trước năm 1975. Sau năm 1975, văn nghiệp của ông là đề tài cho nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ văn chương.

Ông được đánh giá là một trong những nhà văn lớn của Việt Nam.

Từ năm 1956 ông sống tại Nha Trang cho đến lúc qua đời. Từ năm 2006, do tuổi cao, ông mắc bệnh nặng, phải nằm một chỗ. Đến 31 tháng 3 năm 2013, ông qua đời tại nhà riêng ở Nha Trang.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

MP3