Availability: In Stock

Thôn Quê Liệt Truyện

Tác phẩm “Thôn Quê Liệt Truyện” của tác giả Hoàng Minh Tường.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Thôn Quê Liệt Truyện

Trích đoạn

HỒI THỨ I
MÙA WORLD CUP VỀ LÀNG

Xó nhà quê thành nơi cá cược
Đào Tiến Ngang bỗng tiến lên trên

—❊ ❖ ❊—

Quán hàng của chị Cu Bưởi được đặt làm Trung tâm Uân cúp (World Cup) của làng. Chiếc ti vi 21 inh “đời” second hand (đồ cũ) mua trong Cửa Lò với giá một triệu mốt, chị Cu Bưởi nói vống lên sáu triệu, thế mà khối người tin sái cổ.

Ngày khai mạc World Cup là ngày hội của trẻ con và đàn ông trai tráng trong làng. Quán chị Cu Bưởi ngay từ đầu chiều đã đông nghịt. Mọi ngày một can bia Kim Bài năm lít bán lay lắt, nay đã bán đến can thứ ba.

Cánh máu mê cờ bạc thì thào: “kỳ này tạm nghỉ tổ tôm xóc đĩa. Chơi cá độ bóng đá vui hơn. Vừa giải trí, vừa có “tươi mát” nữa đấy”. Ấy là họ ám chỉ Mộng Huyền, cô em họ đằng chồng chị Cu Bưởi mới từ Hải Phòng lên. Cô nàng chừng ba chục cái xuân xanh. Nghe đâu đã một đời chồng. Gái đầu ba mà còn tơ mỡ nõn nường hơn khối cô 18. Cho nên quán chị Cu Bưởi thực sự là một điểm hẹn, một tình trường hứa hẹn nhiều pha gay cấn trong mùa World Cup.

Một nhân vật cả làng không ai ngờ đến, trước giờ bóng lăn, bỗng xuất hiện ở quán chị Cu Bưởi, là Đào Tiến Ngang.

Ba tháng trước, vào cái buổi chiều Ngang và vợ y, cô Nguyễn Thị Chanh ký đơn ly hôn ở Uỷ ban xã, y tuyên bố xanh rờn: “Tôi thề sẽ không về cái làng này”. Vậy mà kia, chưa đầy trăm ngày, đã ngồi lù lù như tổ mối trong quán chị Cu Bưởi. Rõ là ngang hơn cua.

Không ồn ào, thậm chí còn lặng lẽ và ra vẻ bí mật, từng đệ tử cá cược xin được gặp riêng cô Mộng Huyền để ghi tên đặt cọc. Gặp riêng, là dể cho kín đáo, tránh sự để ý của công an xã, kỳ thực các “thầy đề”, thầy chánh”, “thầy lý” của làng đều muốn lấy cớ để sờ tay, đụng chân, ngó thật lâu, thật sâu vào chỗ ngực áo ngồn ngộn, nõn nường hơn cả trứng gà bóc kia. Như đi guốc trong bụng tất cả những gã râu dê, Mộng Huyền vừa đặt quyển sổ hờ hững trên đùi, vừa rướn bộ ngực đồ sộ cho các con dê ngắm thoả thích, rồi mới ỡm ở chọc ngoáy chơi: “Ba ngàn chẳng bõ. Anh cứ đánh hẳn con ba chục. Pháp chấp Sênêgan hai trái là ăn quá non đấy”. Các con giời phấn khích, tay nào cũng cược vống lên, ba ngàn thành mười, mười ngàn lên năm mươi ngàn. Ông Tư Râu mới được con ái đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc gửi cho năm trăm đô, bị Mộng Huyền khích liền đặt cửa Pháp chấp ba trái rưỡi, anh nào thắng, ông xin biếu một trăm ngàn.

Về tác giả

Về tác giả Hoàng Minh Tường

Hoàng Minh Tường

Hoàng Minh Tường là một trong những nhà văn hiện đại của Việt Nam, tác giả cuốn Thời của thánh thần vừa phát hành đã bị thu hồi.

Ông sinh năm 1948. Quê gốc ông ở thôn Động Phí, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Hoàng Minh Tường vốn xuất thân không liên quan đến văn chương. Ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân chuyên ngành địa lý.

Hoàng Minh Tường từng trải qua các nghề dạy học, viết báo và viết văn.

Yêu thích văn chương từ thời học phổ thông (cấp II, III Ứng Hòa), nhưng do lý lịch gia đình, năm 1966 Hoàng Minh Tường được gọi vào nhập học khoa Địa Lý, Đại học Sư phạm Hà Nội, một khoa được cho là kém quan trọng nhất trong trường sư phạm. Năm 1970, tốt nghiệp hạng ưu, ông được cử lên công tác tại Sở Giáo dục, khu Tự trị Việt Bắc (gồm sáu tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên). Năm 1973, Ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay “Đầu Sông” (NXB Lao Động, 1981), kể về người thầy giáo từ miền xuôi lên miền núi dạy học, được giải thưởng cuộc thi viết về “Thầy giáo và nhà trường” do Bộ Giáo dục tổ chức. Đây cũng là cơ duyên để sau đó, năm 1976, khi Khu tự trị Việt Bắc bị giải thể, ông được chuyển về làm báo Người Giáo viên Nhân dân (thuộc Bộ Giáo dục), bắt đầu cuộc đời làm báo kéo dải gần ba mươi năm. Năm 1988, nhà văn Nguyên Ngọc khi về làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ đã mời ông (cùng nhà văn Trần Huy Quang ở báo Tổ Quốc) chuyển về Ban văn xuôi tại báo Văn Nghệ, góp phần đưa trang văn xuôi báo Văn Nghệ qua hai đời Tổng Biên tập Nguyên Ngọc, và sau đó là nhà thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đầu, khởi sắc. Tiếp đó, Hoàng Minh Tường phụ trách Trưởng ban văn xuôi báo Văn Nghệ, rồi chuyển sang làm quyền Tổng biên tập báo Du Lịch ( thuộc Tổng cục Du Lịch), Q TBT tạp chí Thủy Sản ( thuộc Bộ Thủy Sản). Thời gian này, năm 1996, tiểu thuyết “Thủy Hỏa Đạo Tặc”, viết từ năm 1982, với tựa đề “Vùng gió quẩn”, sau 15 năm chìm nổi, đi suốt bốn nhà xuất bản, mới được nhà xuất bản Văn học in ra. Và ngay sau đó được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2000 ông viết tập hai” Đồng sau bão”, sau này in chung với tập 1 Thủy Hỏa Đạo Tặc, lấy tên là “Gia phả của đất” (tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim truyền hình 38 tập, “Gia phả của đất”, công chiếu trên VTV1 vào năm 2016).

Năm 2011, Hoàng Minh Tường nghỉ hưu trí tại Hội Nhà văn Việt Nam ( Với chức danh Phó ban sáng tác Hội nhà văn Việt Nam). Năm 2014, ông ghi tên vào danh sách Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam, một tổ chức các nhà văn độc lập được tự do sáng tác phục vụ Tổ quốc và Nhân dân. Ngay sau đó tổ chức này bị truy bức, nhiều thành viên phải xin rút, hoặc im lặng. Năm 2014, tiểu thuyết “Nguyên Khí ” của ông sắp vào nhà in ( NXB Tri THức) thì bị dừng lại, không rõ lý do. Sau đó Nguyên Khí được in ở Califorrnia, Hoa Kỳ (Năm 2019, NXB Hội Nhà văn tái bản với tên “Thảm kịch vĩ nhân”, sau khi biên tập cắt 16 trang). Hai cuốn tiểu thuyết tiếp theo: “Những Mảnh Rồng” ( NXB Vinpen, 2016) và “Thế lực thù địch” ( NXB La Fremillerie, 2020) của ông đều in ở Đức và Pháp.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF