Availability: In Stock

Tập Án Cái Đình Và Dao Cầu Thuyền Tán

Tác giả: Ngô Tất Tố

Tác phẩm “Tập Án Cái Đình Và Dao Cầu Thuyền Tán” của tác giả Ngô Tất Tố.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Tập Án Cái Đình Và Dao Cầu Thuyền Tán

Phóng sự “Tập án cái đình” gồm 12 câu chuyện đăng liên tiếp trên 14 số của tuần báo “Con Ong” trong các năm 1993 – 1940. Phóng sự “Tập án cái đình” kể lại sự thật, một chuỗi sự kiện và cảm xúc của tác giả xoay quanh chủ đề “cái đình ở làng quê” cùng với tục lệ ăn uống cúng tế ở làng quê nước ta. Ngô Tất Tố đã sáng tác phóng sự “Dao cầu thuyền tán” gồm 5 phần, đăng gọn trên báo “Công dân” số 9 ngày 20.11.1935. Phóng sự “Dao cầu thuyền tán” đã vạch trần thủ đoạn đen tối và tập trung đã kích quyết liệt vào bọn lang băm bịp bợm, vừa làm thuốc, vừa làm chủ nhà săm, vừa cho thuê đòn đám ma…

Về tác giả

Về tác giả Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố (1893 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.

Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân…

Ngô Tất Tố không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho biết họ tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố với 59 bút danh khác nhau. Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại đã giúp ông thành danh.

Ông nghiên cứu rất nhiều các thể loại văn học khác nhau. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị.

Do tuổi cao mắc bệnh huyết áp ông đã từ trần ngày 20 tháng 4 năm 1954, hưởng thọ 61 tuổi tại Yên Thế, Bắc Giang. Không rõ Ngô Tất Tố có bao nhiêu người con, nhưng ông có bốn con trai đã trưởng thành là Ngô Mạnh Duẩn, Ngô Thúc Liêu (liệt sĩ), Ngô Hoành Trù (kĩ sư chế tạo máy), Ngô Hải Cao (liệt sĩ) và ba người con gái là Ngô Thị Khiết, Ngô Thị Miễn và Ngô Thị Thanh Lịch (đại biểu quốc hội khóa IV của tỉnh Hải Hưng). Chồng bà Lịch, tiến sĩ Cao Đắc Điểm là một nhà nghiên cứu khá tích cực về Ngô Tất Tố.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

Văn Học

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF