Availability: In Stock

Quảng Nam Hay Cãi

Tác phẩm “Quảng Nam Hay Cãi” của tác giả Vũ Đức Sao Biển.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Quảng Nam Hay Cãi

Câu chuyện giữa hai người mới đến chỗ ấy thì bỗng dưng ông già đầu bạc ngồi trên thuyền phản ứng. Ông vất tờ báo và đôi mắt kiếng vào khoang, nói chen vào bằng cái ngữ thanh đặc sệt Quảng Nam với một ngữ khí rất gay gắt: “Chó chỉ cắn dê? Mấy ông bắt dê ăn thịt hết thì nói trớt cha là ăn thịt hết rồi chớ đừng đỗ thừa do chó cắn”.

Câu nói và cách phản ứng đột ngột của ông già làm anh đội trưởng hơi quên. Anh nói: “Bác ơi, chuyện riêng của tụi tui mà. Bác có cá gì ngon, bán cho tui một con nấu cháo” . Ông già Quãng Nam vẫn gân guốc: “Mới đi biển về, cá ngon dư sức có. Nhiều thì không dám nói chớ vài ba chục ký thì có dư. Đồng ý ông nói cho cắn chết dê là chuyện của ông nhưng tui nghe không thuận lỗ tai. Tui đã từng nuôi dê bầy dê đàn và giao cho chó giữ dê. Không có con chó mô cắn dê hết. Ông nói cho cắn dê là ông vu oan giá họa cho con chó, nói trật! Chừ có cá đó nhưng tui không muốn bán cho ông!”….

Tập tạp văn của tác giả Vũ Đức Sao Biển, giới thiệu một phần đặc điểm, tính cách của con người Quảng Nam, tâm hồn Quảng Nam. Nấp sau cái vỏ văn chương mang một chút hài hước, nội dung tập sách đem đến cho độc giả cái nhìn về sự chân thành, ngay thẳng, trung hậu, hồn nhiên của con người Quảng Nam.

Về tác giả

Về tác giả Vũ Đức Sao Biển

Vũ Đức Sao Biển

Vũ Đức Sao Biển (12 tháng 2 năm 1947 – 6 tháng 5 năm 2020) là một nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo và nhà giáo người Việt Nam. Khi viết phiếm luận, ông dùng các bút danh Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại.

Vũ Đức Sao Biển tên thật là Võ Hợi, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1947, tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Nguyên quán ông tại Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam.

Năm 18 tuổi, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm (Ban Việt – Hán) và Đại học Văn khoa (ban Triết học phương Đông). Tháng 10 năm 1970, ông tốt nghiệp rồi xuống Bạc Liêu dạy học các môn Văn và Triết học bậc trung học tại Trường Công lập Bạc Liêu cho đến năm 1975.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh dạy học, có một thời gian làm tại phòng Giáo dục huyện Nhà Bè. Vừa dạy, ông vừa bắt đầu cộng tác với các báo: Tuổi Trẻ Cười, Thanh Niên, Kiến Thức Ngày Nay, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh,… Ông là thành viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam lẫn Hội Nhà báo Việt Nam.

Mười năm sau đó, ông trở lại Bạc Liêu và sáng tác loạt ca khúc về Bạc Liêu và miền đất phương Nam. Những bài như Điệu buồn Phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long… là những tác phẩm được rất nhiều người yêu thích. Giai đoạn sau thập niên 2010, một số đài truyền hình trung ương và địa phương mời ông thực hiện phim tư liệu về tác giả và tác phẩm nhạc vàng.

Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết báo, tiểu thuyết, tiểu phẩm trào phúng và đặc biệt là phiếm luận về truyện kiếm hiệp Kim Dung (Kim Dung giữa đời tôi).

Năm 1999, theo gợi ý của Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Văn Út, ông tiến hành phục dựng lại bài Dạ Cổ Hoài Lang đem cho nhạc sĩ Quốc Dũng hòa âm và ca sĩ Hương Lan, Hạnh Nguyên trình diễn lần đầu tiên trên sóng VTV1. Năm 2013, ông lại cùng ba nhà báo Anh Đức, Liêu Phúc Minh, Tố Loan dịch tiếp bản Dạ Cổ Hoài Lang ra ba thứ tiếng Anh, Pháp và Quan thoại.

Năm 2007, ông chuyển ngữ game Cửu Long Tranh Bá (9D Online) do VNG phát hành tại Việt Nam. Ông cũng tham gia viết lời bình ở phần phụ lục cho bộ truyện tranh Phong Vân và Anh hùng vô lệ.

Năm 2009, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh mời ông thỉnh giảng hai môn “Tạp văn và tiểu phẩm” và “Tường thuật chuyên ngành văn hóa – nghệ thuật” cho Khoa Báo chí – Truyền thông của trường này.

Ông qua đời vào 23 giờ 25 phút ngày 6 tháng 5 năm 2020 tại tư gia, sau hai năm chống chọi với bệnh ung thư vòm họng.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Định dạng

PDF