Availability: In Stock

Hà Nội Lầm Than

Tác giả: Trọng Lang

Tác phẩm “Hà Nội Lầm Than” của tác giả Trọng Lang.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Hà Nội Lầm Than

Trọng Lang, cái tên hầu như không xuất hiện nhiều trong những đánh giá về các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930-1945 thuộc hệ thống sách giáo khoa hay giáo trình văn học, thế nhưng gia tài tác phẩm ấn tượng về số lượng cùng những giá trị không thể phủ nhận đã đưa Trọng Lang trở về đúng với vị trí xứng đáng đối với công chúng, đó là một trong những cây bút phóng sự tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam.

Hà Nội lầm than, ra đời năm 1938, có thể coi là thiên phóng sự đặc sắc và được nhắc đến nhiều nhất của Trọng Lang. Và Hà Nội lầm than, mà sự khác biệt ngay từ nhan đề, cho đến hôm nay, sẽ vẫn nằm trong số những diễn ngôn đáng chú ý nhất về mảnh đất này ở giai đoạn nó được tắm đẫm không khí thực dân đa sắc thái.

Hà Nội lầm than là Hà Nội của giai tầng dưới đáy, của những hạng người và hạng nghề nghiệp từng bị đặt trong sự dè bỉu, coi thường và phi chuẩn mực của đám đông xã hội. Trong vai một tay chơi có máu điều tra, Trọng Lang đã lần lượt chứng kiến và tái dựng nguyên trạng tình cảnh của những người phụ nữ “nô lệ tạm thời” tại các quán bar, tiệm nhảy, nhà thổ…, nơi lui tới thường xuyên của tầng lớp giàu có, và ưa thích thú vui xác thịt.

Hà Nội lầm than, vào thời điểm đó, quả thật, đã khía rất sâu vào một trong những thực tế đang trương phình ở các đô thị thuộc địa: nạn mua bán dâm, các địa điểm kinh doanh tình dục trá hình. Với những thủ pháp viết lách linh hoạt, thiên phóng sự này của Trọng Lang đã đem đến nhiều câu chuyện “có thể làm cho mặt trăng u ám đi được” vì mức độ chân thực, tê tái, trắng phớ của nó.

Về bộ sách Việt Nam danh tác

Việt Nam Danh Tác” – một dự án sách đặc biệt mà Nhã Nam đã bắt đầu ra mắt bạn đọc từ cách đây 5 năm. Bộ sách này là sự nỗ lực vinh danh giá trị, giới thiệu lại, tiếp thị lại với bạn đọc những gì đã một thời là tinh tuý của văn học Việt Nam trong một môi trường đọc đang biến đổi phức tạp với những trào lưu tiếp thu ồ ạt …

“Văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt kể từ giai đoạn 1930-1945, cần được xuất bản lại một cách chọn lọc, nhằm giới thiệu lại, tiếp thị lại với công chúng mới, với bạn đọc trẻ để có một chỗ đứng, một vị thế rõ ràng trong thị trường sách như một thứ tinh hoa văn học, góp phần nào đó vừa trung hòa vừa cạnh tranh lành mạnh với những xu hướng “sến”, “xổi”, “ngoại lai”, thị trường hóa ở mức thái quá của xuất bản hiện nay.”

Về tác giả

Về tác giả Trọng Lang

Trọng Lang

Tác giả Trọng Lang cũng là cây bút viết phóng sự sớm và chuyên nhất với thể văn này trong một thời gian dài.

Các tác phẩm chính của Trọng Lang có Trong làng chạy, Đời bí mật của sư, vãi, Gà chọi (1935), Đồng bóng (1935-1936), Hà Nội lầm than (1937), Làm dân (1938), Làm tiền (1939); và sau này còn có thêm Thầy “lang”, Vợ lẽ nàng hầu, Những đứa trẻ (1941-1944)…

Các phóng sự, ghi chép của Trọng Lang in khá rõ phong cách điều tra, kể chuyện, khai thác tư liệu thực tế.

Nhà văn đã mở rộng diện đề tài, bao quát cả những khía cạnh đời sống tinh thần, phong tục tập quán và thực trạng những lối sống mới đang nảy sinh. Ở đây có cả thế giới muôn màu vẻ của bọn trộm cắp (Trong làng chạy), đời sống nhếch nhác cùng cực nơi thị thành (Hà Nội lầm than, Làm tiền) và muôn mặt những tệ nạn sau luỹ tre làng (Làm dân, Xôi thịt)… Nhiều trang viết thực sự sinh động, phô bày được những góc khuất tối của bọn người trộm cắp, đồng cốt, gái làm tiền, tệ nạn thuốc phiện…

Không chỉ phản ánh và bộc lộ thái độ trước các vấn đề xã hội mà Trọng Lang còn tỏ bày khuynh hướng tư tưởng, chỉ ra những nỗi cơ cực, đau xót của lớp người “làm dân” dưới đáy xã hội.

Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan từng khái quát ý nghĩa sáng tác của Trọng Lang: “Trong số các nhà văn viết phóng sự gần đây, Trọng Lang có óc phê bình hơn cả. Văn ông đanh thép và sắc cạnh, chuyên về tả cảnh nhiều hơn tả tình… Muốn hiểu tâm hồn những hạng dân quê đã bị “lây” ít nhiều thói tỉnh thành, phải đọc những phóng sự của Trọng Lang; nhưng muốn hiểu tâm hồn những người dân quê còn đặc quê mùa, cần phải đọc những tập phóng sự và tiểu thuyết phóng sự của Ngô Tất Tố.

Nguồn: Nhã Nam

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Hội Nhà Văn

Nhà phát hành

Nhã Nam

Định dạng

PDF