Availability: In Stock

Đừng Kể Tên Tôi

Tác giả: Phan Thúy Hà

Tác phẩm “Đừng Kể Tên Tôi” của tác giả Phan Thúy Hà.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Đừng Kể Tên Tôi

Đó là bản “Tổng kết Chiến Tranh Việt Nam ”, viết bởi một nhà văn sinh năm 1979, bốn năm sau khi tiếng súng đã chấm dứt.

Cho tới nay, không ai biết đích xác con số tử sĩ của hai miền, và cả con số thường dân bị “ lạc đạn ” / bị giết cố ý. Phan Thúy Hà không thể gặp những người đã tử trận, cũng không có cơ hội gặp những sĩ quan cấp cao, cô chỉ có thể giáp mặt những người lính bình thường, để nghe họ kể về tuổi trẻ mình trong chiến tranh, và ghi lại…

Những mảnh ghép nhỏ bé, rời rạc, run rẩy và ngập ngụa nước mắt ấy, khi nối kết lại qua cả không gian lẫn thời gian, vượt qua ranh giới địch-ta suốt hơn hai mươi năm, bỗng hiển hiện chân dung cuộc chiến đã làm tốn hao bao giấy mực của nhân loại, gây ra bao tranh cãi, phân ly, và cho tới giờ – bốn mươi bốn năm sau khi đã kết thúc – vẫn còn bao câu hỏi chưa có lời đáp.

Có thể Phan Thúy Hà không hiểu hết vì sao cô tự nhiệm công việc này, nhưng rốt cuộc cô đã làm được điều mà chính cô không hề kỳ vọng : viết lời truy điệu cho những chinh phu / hiếu tử đã một đi không trở về, hoặc về với một phần xương thịt / tuổi trẻ quý giá đã bỏ lại chiến trường. Đó là trải nghiệm, mất mát lớn mà những người lính chẳng thể quên, chẳng thể nào nguôi nghĩ tới, trong phần đời còn lại của mình.

Việc lên đường, tham dự vào cuộc chiến của từng người lính có khác nhau, dù ở miền nam hay miền bắc. Có người tự nguyện bước vào chiến tranh với một lý tưởng, cũng có người bị buộc phải tham gia một cách miễn cưỡng. Thế nhưng khi ra trận, họ đều là người trực tiếp cầm súng, họ sẽ giết người hoặc bị người giết. Họ cảm nhận đầy đủ như nhau nỗi bi thương mà người lính phải đối mặt. Ở chiến trường, mạng sống con người chẳng là gì trước bom đạn. Ở đó, gia đình và quê hương tít tắp xa, tình thương yêu thì mù mịt đẩu đâu, chỉ còn đồng đội sẻ chia cùng mình cái chết và cả sự vô nghĩa… Những sự thật chiến trường quá khốc liệt. Những cái chết quá đơn giản như trêu đùa, như mỉa mai, như trừng phạt…

Tôi trong Đừng kể tên tôi (NXB Phụ Nữ, tháng 12/2017) là những người lính ra đi từ miền bắc. Ở phần đất ấy, người dân chỉ nhìn nhận chiến tranh qua tiếng gầm của máy bay Mỹ, tiếng bom, tiếng người bị thương kêu khóc hay tiếng kẻ sống gào thét trước cái chết của người thân.

Có những người lính lên đường ngùn ngụt lý tưởng. Lúc ở nhà, họ đã ăn đói để nộp thóc nuôi quân. Vào chiến trường, họ thường chiến đấu với cái bụng rỗng, nhưng họ vẫn là những người lính dũng cảm quyết tử, vì họ đã nuôi chí căm thù sâu sắc từ buổi ấu thơ.

Về tác giả

Về tác giả Phan Thúy Hà

Phan Thúy Hà

Phan Thúy Hà sinh năm 1979, nguyên là biên tập viên NXB Phụ Nữ. Từ vài năm nay, cô lựa chọn làm một người viết sách, và chọn câu chuyện của những người lính.

Trước cuốn Tôi là con gái của cha tôi, cô có cuốn Đừng kể tên tôi cũng là câu chuyện thô mộc của những người lính trong thời chiến tranh, thời hậu chiến được kể và được ghi chép lại thật chân thật.

Những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ của những người lính đã trở về với cuộc đời âm thầm. Phan Thúy Hà chọn cách viết – ghi chép giản dị, trần trụi để cho cuộc đời con người hiện lên thật nhất, gợi trong lòng người đọc sự thông cảm và lòng trắc ẩn chân thành nhất có thể. Và từ ở đó mà nước mắt chảy ra…

Nguồn: Tuổi Trẻ

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

PDF