Availability: In Stock

Cuốn Sổ Tay Của Người Chơi Cổ Ngoạn

Tác phẩm “Cuốn Sổ Tay Của Người Chơi Cổ Ngoạn” của tác giả Vương Hồng Sển.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Cuốn Sổ Tay Của Người Chơi Cổ Ngoạn

Khi mới bắt tay vào gây dựng bộ Hiếu cổ đặc san, Vương lão dự định viết thành 5 cuốn. Nhưng khi đã sa vào mê trận chữ nghĩa và đam mê, bộ sách của tác giả đã mở rộng ra, với nhiều tác phẩm mới làm cho bộ sách phong phú hơn chứ không phải tác giả ham viết dài mà lễnh loãng. Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn là cuốn số 6 trong bộ Hiếu cổ đặc san, thật sự là một…cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn(!), với cả phần lý thuyết và thực hành, trả lời những câu hỏi thiết thực, chẳng hạn như muốn tập chơi đồ cổ, nên mua sắm và sưu tập loại nào trước?

Thực chất, nội dung đây đúng là cuốn Sổ tay của người chơi cổ ngoạn của Vương lão. Để xảy ra điều này, có thể bởi hai khả năng: hoặc những ngươi làm sách cố tình làm thế để dễ bán sách (do cuốn Thú chơi cổ ngoạn hiếm hơn?), hoặc họ còn không đủ hiểu biết để phân biệt nổi sự khác biệt của hai cuốn sách. Dù gì cũng là một sự tắc trách vô đối và còn thể hiện ở chỗ họ ngang nhiên bớt đi 2 chữ “cuốn” và “của” trong tựa đề sách của Vương lão!

Ba cuốn 7,8,9 trong bộ Hiếu cổ đặc san của Vương Hồng Sển, tác giả tập trung khảo về đồ sành sứ, một trong những môn đắc ý nhất của cụ. Thoạt tiên, Vương lão dự định quyển thượng khảo về đồ sứ từ Hậu Lê đến Sơ Nguyễn, quyển trung khảo đồ sứ đi Tàu đem về và quyển hạ khảo về các đồ sành cổ của các đế vương nhà Nguyễn. Tuy nhiên, khi in thành sách thì nhà xuất bản lại in chung quyển thượng là đồ sứ từ Hậu Lê đến Sơ Nguyễn, chung với quyển hạ là đồ sứ đi Tàu đem về! Còn quyển mà tác giả cho là quyển hạ thì một nhà xuất bản khác in riêng trong một cuốn độc lập, khảo về đồ sứ men lam Huế, chuyên về đồ quốc dụng, ngự dụng, quan dụng, dân dụng, đồ phố…

 

Về bộ sách Hiếu Cổ Đặc San

Bộ sách “Hiếu cổ đặc san” do học giả Vương Hồng Sển biên soạn, Sách được tác giả tự ấn hành từ năm 1970 đến năm 1972. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đầy đủ bộ 6 cuốn, Bộ sách là bản in lần thứ nhất, sách đầy đủ bìa gáy, đủ trang, lõi sách chắc chắn. Toàn bộ 6 cuốn là ấn bản đặc biệt, giấy trắng hoặc là ấn bản có thủ bút và chữ ký của tác giả. chi tiết như sau:

Bộ 6 cuốn “Hiếu đổ đặc san” gồm:

– Cuốn 1: Phong lưu cũ mới ấn hành năm 1971, sách dày 340 trang. Là ấn bản đặc biệt, giấy trắng không bán, ấn bản số 061.

– Cuốn 2: Thú xem truyện tàu ấn hành năm 1970, sách dày 330 trang. Là ấn bản đặc biệt, giấy trắng không bán. kèm chữ ký của tá giả, ấn bản số 054.

– Cuốn 3: Thú chơi cổ ngoạn ấn hành năm 1971, sách dày 340 trang. Là ấn bản đặc biệt giấy trắng không bán, kèm chữ ký của tác giả, ấn bản số 185.

– Cuốn 4: Khảo cứu về đồ sứ cổ Trung Hoa ấn hành năm 1971, sách dày 550 trang. Là ấn bản kèm thủ bút, chữ ký và lời đề tặng của tác giả.

– Cuốn 5: Cảnh Đức Trấn Đào Lục ấn hành năm 1972, sách dày 370 trang. Là ấn bản kèm thủ bút, chữ ký và lời đề tặng của tác giả.

– Cuốn 6: Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn ấn hành năm 1972, sách dày 370 trang. sách có phụ lúc là nhiều hình ảnh minh họa. Là ấn bản đặc biệt, giấy trắng, không bán, ấn bản số 154.

Về tác giả

Về tác giả Vương Hồng Sển

Vương Hồng Sển

Vương Hồng Sển (1902 – 1996), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Khi qua đời ông đã hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho Nhà nước Việt Nam (tổng cộng 849 cổ vật khác nhau) với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố ngôi nhà này (địa chỉ: số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, Bình Thạnh).

Ông là người rất ham mê đọc sách và thích ghi chép tất cả những điều tai nghe, mắt thấy. Phần lớn những tác phẩm của ông rút tỉa từ những tài liệu dưới dạng hồi ký mà ông còn giữ gìn được.

Sau khi về hưu, ông chuyên sưu tập các loại sứ gốm cổ, khảo cổ về hát bội, cải lương và cộng tác với đài Vô tuyến Việt Nam với các bút hiệu: Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai. Ngoài ra, ông còn khảo cứu về các trò chơi cổ truyền: đá dế, chọi gà, chọi cá, chơi chim, trồng kiểng, nghệ thuật chơi cổ ngoạn, nghiên cứu về chuyện tiếu lâm xưa và nay, rất sành về đồ cổ. Có thể nói ông là kho tàng sống về các lãnh vực kể trên.

Trong suốt cuộc đời, ông sưu tầm được hơn 800 cổ vật, trong đó nhiều nhất, độc đáo nhất là đồ gốm men xanh trắng thế kỷ 17 – 19. Ông đã góp phần đáng kể trong việc xác định niên đại và phân loại một số đồ gốm cũng như hướng dẫn kỹ năng ban đầu cho những người thích sưu tầm đồ cổ. Các công trình nghiên cứu của ông được giới chuyên môn đánh giá cao.

Ngoài ra, những người muốn nghiên cứu về lịch sử miền Nam sẽ tìm thấy trong các tác phẩm của ông một nguồn tài liệu bổ ích qua nhãn quan một chứng nhân thời cuộc nước Việt của thế kỷ 20.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Tổng hợp TP. HCM

Định dạng

PDF