Availability: In Stock

Totem Sói

Tác giả: Khương Nhung

Tác phẩm “Totem Sói” của tác giả Khương Nhung.

Download:

EPUB  PDF  PRC

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Totem Sói

Cuốn truyện Tôtem Sói tập hợp mấy chục chuyện về sói, tình tiết gay cấn, quyết liệt mà lạ lùng thần bí. Mỗi chương, mỗi tính tiết đều đem lại khoái cảm cho độc giả, đã đọc là không thể dừng lại nửa chừng.

Giống như thần linh, những con sói Mông Cổ bất thình lình từ trong sách nhảy ra mà cất tiếng tru, chiến thuật cao siêu của sói mỗi cuộc trinh sát, cách bày binh bố trận, phục kích, tập kích, sự lợi dụng tài tình về khí tượng, địa hình; khí phách coi cái chết nhẹ như lông hồng và tinh thần bất khuất; tình thân ái trong cộng đồng; mối quan hệ giữa sói và muôn vật trên thảo nguyên; quá trình trưởng thành đầy khó khăn của sói con, sự ngang ngạnh đáng yêu một khi đã mất tự do, chuyện nào cũng khiến ta liên tưởng tới con người, từ đó mà suy ngẫm về những câu hỏi lớn cho đến nay vẫn chưa được giải đáp trong lịch sử nhân loại: Năm xưa chỉ vẻn vẹn hơn chục vạn quân kị mà sao Mông Cổ tung hoành ngang dọc từ Á sang Âu?

Đất đai Trung Hoa rộng lớn như ngày nay, nguyên nhân sâu xa vì đâu mà được như vậy? Rốt cuộc trong lịch sử, văn minh Hoa Hạ chinh phục các dân tộc du mục, hay là các dân tộc du mục đợt này kế tiếp đợt khác không ngừng tiếp máu cho văn minh Trung Hoa. Vì sao dân tộc sống trên lưng ngựa ở Trung Quốc không thờ tôtem ngựa mà lại thờ tôtem sói? Văn minh Trung Hoa không đứt đoạn, phải chăng đó là do có nền văn hoá sùng bái sói tồn tại ở Trung Quốc?

Vậy là, ta không thể không suy xét ngọn nguồn, không thể không đặt câu hỏi trước những thăng trầm của đất nước. Chúng ta luôn miệng thừa nhận là con cháu của Viêm Hoàng, nhưng rất có thể “Tôtem rồng” là diễn biến từ “Tôtem sói”. Tấm màn bí mật “sùng bái rồng” của dân tộc Hoa Hạ từ đó được vén lên. Vậy thì rốt cuộc chúng ta là truyền nhân của Rồng hay của Sói?

Lời bình

“Câu trả lời nằm ở những giao thoa văn hóa chung giữa Phương Đông và Phương Tây, đó chính là văn hóa du mục. Chủ nghĩa du mục mà người ta thường nói đến chất chứa rất nhiều khía cạnh bạo lực nhưng nó cũng mang nhiều yếu tốt tự do. Văn hóa sùng bái Sói bắt đầu rất sớm ở Mông Cổ và phức tạp hơn rất nhiều so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới.”
– Howard W. French (The New York Times)

“Rõ ràng đây là một bộ kì thư, một bộ sách lớn nói về Sói mà ta phải nhận thức lại triết học sinh tồn của dân tộc du mục. Nó chỉ ra tính cách ươn hèn trong tính cách dân tộc của văn hóa Nho gia. Năm mươi vạn chữ là năm mươi vạn sói đàn, chứng tỏ sự từng trải, trí tuệ và dũng khí của tác giả, càng chứng tỏ tinh thân vĩ đại dám nhìn thẳng vào nhược điểm tự thân của tác giả.”
– Chu Đào (Nhà văn, Nhà bình luận)

“Tô tem sói xét về mặt bố cục văn học Trung Quốc đương đại, tồn tại một cách rạng rỡ và kì lạ. Nếu coi nó là tiểu thuyết, nó có đầy dẫy lịch sử và truyền thuyết; Nếu coi nó là sách Văn hóa nhân loại học, nó đầy dẫy hư cấu và tưởng tượng. Tác giả đã kết hợp tài tình học thức và khả năng văn học, miêu tả cụ thể trên cơ sở thẩm thấu nhuần nhuyễn kiến thức về nhân loại học. Rõ ràng đây là cuốn sách vĩ đại tình lý đan xen, sức chinh phục vươn ra ngoài trang sách.”
– Mạnh Phồn Hoa (Nhà phê bình văn học)

Sách nói

[Audio book] Totem Sói

Sách nói “Totem Sói” của tác giả Khương Nhung:

Về tác giả

Về tác giả Khương Nhung

Khương Nhung

Khương Nhung tên thật là Lữ Gia Dân, sinh năm 1946 tại tỉnh Giang Tô. Bố mẹ ông từng là Hồng quân trong cuộc kháng chiến chống Nhật. Ông kể: “Tôi có tính yêu tự do cũng xuất phát từ mẹ của mình. Bà rất thích đi du lịch và chúng tôi chuyển chỗ ở nhiều lần. Bà tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây qua phim ảnh. Bà dẫn tôi đi xem phim mỗi tuần và mua cho tôi rất nhiều truyện thiếu nhi phương Tây”.

Giai đoạn Cách mạng văn hóa, bố của Khương Nhung, một trưởng phòng làm ở bộ y tế, bị đấu tố, cách chức, bị đánh thừa sống thiếu chết. “Người ta không quan tâm đến sự thật. Họ chỉ soi mói những gì anh nói hoặc làm rồi dùng nó chống lại anh. Ở mỗi ban ngành người ta phải hạ vài người” – Khương Nhung kể. Năm 1964, ông viết một poster phê phán chiến dịch chính trị lúc bấy giờ. Đó là lần đầu tiên trong bốn lần trong đời Khương Nhung bị lên án tội “phản cách mạng”. Ông từng bị người ta đánh hoặc ném đá vào người trên đường.

Năm 1967 ông đã xung phong đến vùng Đông Ô Châu Mục Thấm (Ujimqin) ở Nội Mông ngay khi chủ tịch Mao Trạch Đông phát động phong trào gửi trí thức về nông thôn.

Khương Nhung từ chối nói về khoảng thời gian 30 năm gần đây. Có những tài liệu cho rằng ông từng bị giam hơn ba năm và thoát án tử hình trong gang tấc vì đã phê phán nhân vật số hai trong Đảng Cộng sản là Lâm Bưu. Khương Nhung cũng từng sáng lập ấn phẩm Mùa xuân Bắc Kinh ủng hộ cải cách vào năm 1978, và giữ vai trò quan trọng trong cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989. Sau sự kiện Thiên An Môn, ông bị giam 18 tháng. Khi được hỏi những chuyện đó có thật không, Khương Nhung chỉ đáp “Có”, ngoài ra không bình luận gì thêm.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Thông tin bổ sung

Tác giả

Dịch giả

Trần Đình Hiến

Nhà xuất bản

NXB Công An Nhân Dân

Nhà phát hành

Tihabooks

Năm xuất bản

2020

Định dạng

EPUB, MP3, PDF, PRC