Availability: In Stock

Mắt Lạc Đà

Tác phẩm “Mắt Lạc Đà” của tác giả Chyngyz Torekulovich Aytmatov.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Mắt Lạc Đà

Trích đoạn

1

Tôi vừa múc ở ngọn suối lên được nửa thùng nước đã nghe thấy tiếng réo vang trên thảo nguyên:

– E-ê! Viện sĩ! Tao quai cho vỡ hàm ra bây gi-ờ-ờ!

Tôi lặng người đứng nghe. Đúng ra thì tên tôi là Kêmen, nhưng ở đây họ gọi tôi là “viện sĩ”. Quả nhiên mà: chiếc máy kéo ở đằng kia đang im lặng, báo trước một điềm chẳng lành. Kẻ đang dọa quai vỡ hàm tôi là Abakir. Hắn lại sắp quát tháo, chửi mắng tôi, mà có khi còn vung quả đấm ra nữa. Máy kéo có những hai chiếc, mà tôi chỉ có một mình. Tôi phải đánh chiếc xe một ngựa kéo này chở đến cho chúng nào nước, nào dầu, nào mỡ, và mọi thứ linh tinh khác. Hai chiếc máy kéo ngày càng rời xa ngọn suối độc nhất trong cả vùng, ngày càng rời xa thêm khu nhà lưu động độc nhất trên đời này của chúng tôi, chỗ đặt thùng chứa nhiên liệu cho máy kéo. Họ đã toan dời khu này đi, nhưng đi đâu được: khu nhà cũng bị gắn liền với suối nước! Ấy thế mà tay Abakir này lại chẳng chịu hiểu cho: “Để máy đứng chờ thì tao quai vỡ hàm, có thế thôi! Không vạ mẹ gì mà tao đến đây để mất thì giờ vì một thằng sinh viên nhãi nhép!”

Tôi đâu có phải là thằng sinh viên nhãi nhép nào. Tôi cũng chưa hề có ý muốn lọt vào trường đại học là khác. Tốt nghiệp trung học xong là tôi đến đây, lên vùng Anarkhai ngay. Trong cuộc họp mặt tiễn chân chúng tôi, người ta gọi chúng tôi mà trong đó có cả tôi là “những con người vinh quang đi chinh phục đất hoang, những kẻ tiên phong dũng cảm của những miền đất đai được đổi mới”. Ấy, lúc ban đầu tôi là như thế đấy. Còn bây giờ thì sao? Thật đến ngượng: “viện sĩ”. Abakir đã đặt tên cho tôi như vậy. Chính do lỗi tại tôi, tôi không biết giấu kín những ý nghĩ riêng tây, cứ nói ra miệng những điều mơ ước hệt như một đứa bé con, để rồi người ta cười cho. Nhưng giá có ai biết được rằng trong việc này bản thân tôi cũng chưa có lỗi bằng thầy dạy sử Anđiarôv của chúng tôi. Một nhà địa phương học mà! Tôi đã quá nghe nhà địa phương học ấy, và bây giờ thì cứ chịu lấy tội…

Thế là chưa đổ đầy phuy nước tôi đã đánh xe từ dưới lòng lạch lên đường. Đúng ra thì đây chưa hề có đường sá gì cả chỉ là do tôi đánh đi thành ra đường thôi.

Chiếc máy kéo đỗ ở cuối cánh đồng mênh mông đen xạm. Ở đó, đứng trên mái buồng lái, là Abakir. Hắn vẫn đang múa may hai quả đấm mà chửi rủa tôi, văng ra đủ mọi thứ tục tĩu trên đời. Tôi quất ngựa. Nước trong thùng bắn tóe vào lưng tôi, nhưng tôi cứ thúc ngựa chạy thục mạng.

Chính tôi đã tự xin lên đây, không ai ép buộc cả. Các anh em khác đi Cadắcxtan, lên vùng khai hoang thực thụ đang được các báo chí nói đến. Còn lên vùng Anarkhai này thì chỉ có mình tôi. Ở đây người ta mới bắt đầu làm việc mùa xuân đầu tiên, mà cũng chỉ vẻn vẹn có hai chiếc máy kéo. Năm ngoái kỹ sư nông học Xôrôkin là người chỉ huy tất cả chúng tôi ở đây, có thí nghiệm giống lúa mạch cạn trên một đám đất nhỏ. Nghe nói giống lúa mạch thu được khá tốt. Nếu cứ như thế mà tiếp tục thì vấn đề thức ăn cho súc vật ở thảo nguyên Anarkhai có thể giải quyết được.

Về tác giả

Về tác giả Chyngyz Torekulovich Aytmatov

Chyngyz Torekulovich Aytmatov

Chyngyz Torekulovich Aytmatov (12/12/1928 – 10/6/2008) là một nhà văn người Kyrgyzstan. Ông đã viết các tác phẩm của mình bằng tiếng Nga và cả tiếng Kyrgyzstan, nổi tiếng với những sáng tác văn học về quê hương ông. Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Aitmatov là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kyrgyzstan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

Aitmatov sống tại thời điểm mà Kyrgyzstan đang được chuyển đổi từ một trong những vùng đất xa xôi nhất của Đế quốc Nga sang một nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Tác giả tương lai đã học tại một trường học của Liên Xô ở Sheker. Ông cũng làm việc từ khi còn nhỏ. Mười bốn tuổi, ông là trợ lý cho Bộ trưởng tại Làng Xô Viết. Sau đó, ông giữ các công việc như một người thu thuế, một người tải, một trợ lý kỹ sư và tiếp tục với nhiều loại công việc khác.

Năm 1946, ông bắt đầu học tại Phòng Chăn nuôi của Viện Nông nghiệp Kirghiz ở Frunze, nhưng sau đó chuyển sang nghiên cứu văn học tại Viện Văn học Maxim Gorky ở Moscow, nơi ông sống từ năm 1956 đến 1958. Trong tám năm tiếp theo, ông làm việc cho Pravda. Hai ấn phẩm đầu tiên của ông xuất hiện vào năm 1952 bằng tiếng Nga: “The Boy Boy Dziuio”. Tác phẩm đầu tiên của ông được xuất bản ở Tiếng Slovak là “Tiếng Pháp” (Mưa trắng, 1954), và tác phẩm nổi tiếng của ông “Jamila” (Jamila) xuất hiện vào năm 1958. Năm 1961, ông là thành viên ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Moscow lần thứ 2 Năm 1971, ông là thành viên ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Moscow lần thứ 7.

Năm 1980 chứng kiến ​​cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông “Và một ngày dài hơn thế kỷ”; cuốn tiểu thuyết quan trọng tiếp theo của ông, The Scaffold đã được xuất bản năm 1988. “Và một ngày dài hơn thế kỷ” và các tác phẩm khác đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Năm 1994, ông là thành viên ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 44. Năm 2002, ông là Chủ tịch Ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Moscow lần thứ 24.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Dịch giả

Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Bằng, Cao Xuân Hạo, Bồ Xuân Tiến

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF