Availability: In Stock

Giao Điểm Giữa Hai Nền Văn Hóa Việt Nam Và Nhật Bản

Tác giả: Vĩnh Sính

Tác phẩm “Giao Điểm Giữa Hai Nền Văn Hóa Việt Nam Và Nhật Bản” của tác giả Vĩnh Sính.

Download:

PDF

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Giao Điểm Giữa Hai Nền Văn Hóa Việt Nam Và Nhật Bản

Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Minh Trị duy tân (1868-2018) và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2018), chúng tôi chọn Vĩnh Sính và các tiểu luận của ông để giới thiệu đến đông đảo độc giả có dành sự quan tâm đến tiến trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản.

Phần nội dung đầu tiên là các tiểu luận về văn hóa, nghệ thuật, xã hội Nhật Bản.

Những điểm đặc thù căn bản của xã hội và văn hóa Nhật Bản được đề cập trong tiểu luận “‘Những mô hình ẩn giấu’ hay là ‘Những nguyên hình’ của văn hóa Nhật Bản”, những đặc điểm tạo nên tầng sâu của xã hội và văn hóa Nhật Bản: chủ nghĩa tập đoàn có tính cách cạnh tranh, chủ nghĩa hiện thế, chủ nghĩa hiện tại và chủ nghĩa hình thức.

Tác giả đưa độc giả lướt qua những điểm chính của ngày Tết ở Nhật, qua tiểu luận “Ngày Tết ở Nhật và Shichifukujin (Bảy vị thần phước đức)”, chúng ta thấy ít nhiều về những tương đồng giữa Nhật Bản và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

So với các nghệ thuật nổi tiếng của người Nhật như trà đạo (sadô), thư đạo (shodô), kiếm đạo (kendô), võ sĩ đạo (bushidô) hoặc nhu đạo (judô), thì kôdô (hương đạo – nghệ thuật thưởng thức trầm hương) ít được chúng ta biết đến. Và lịch sử kôdô còn ghi dấu mối giao lưu giữa Đàng Trong với Nhật Bản thuở xa xưa. Tiểu luận “Từ thú thưởng thức trầm hương đến sự hình thành hương đạo (kôdô) ở Nhật Bản” là một chỉ dẫn thú vị.

Về tác giả

Về tác giả Vĩnh Sính

Vĩnh Sính

Vĩnh Sính (1944 – 1 tháng 1 năm 2014) là một nhà sử học người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Canada. Ông được biết tới nhiều nhất qua các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và lịch sử Nhật Bản cận đại và hiện đại.

Vĩnh Sính sinh năm 1944 tại Huế trong một gia đình thuộc dòng dõi hoàng tộc Nhà Nguyễn. Vĩnh Sính học đại học tại Tokyo, Nhật Bản rồi sau đó lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Toronto, Canada chuyên ngành lịch sử Nhật Bản.

Vĩnh Sính qua đời ngày 1 tháng 1 năm 2014. Vợ chồng Vĩnh Sính và Kyoko có một con trai.

Sau khi lấy bằng tiến sĩ, Vĩnh Sính tham gia nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Nhật Bản và Việt Nam tại Khoa Lịch sử và Kinh điển, Đại học Alberta, Canada từ năm 1983. Ông đã viết, biên tập, và dịch thuật trên mười đầu sách, trong đó có nhiều tác phẩm đáng chú ý về cuộc đời Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phong trào Đông Du, trường Đông Kinh Nghĩa Thục và quan hệ giữa các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 với Nhật Bản. Ông cũng đã cho ra đời khoảng 70 bài báo khoa học cùng các sản phẩm khoa học khác. Với các công trình khoa học lịch sử của mình, Vĩnh Sính đã được trao nhiều giải thưởng như “Canada-ASEAN Southeast Asia Policy Paper Award” (1993) hay “Canada Council’s Canada-Japan Book Award” (1990).

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Khoa học Xã hội

Nhà phát hành

dtBooks

Định dạng

PDF