Availability: In Stock

Vịnh Cánh Cung

Tác giả: Kawabata Yasunari

Tác phẩm “Vịnh Cánh Cung” của tác giả Kawabata Yasunari, tác giả đoạt giải Nobel Văn học năm 1968.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Vịnh Cánh Cung

Trích đoạn

Tae vào phòng khách nói với bố rằng có một phụ nữ hỏi ông, bà ta bảo quen ông ba chục năm trước đây, ở thị trấn Umiura. Kasumi mời người đàn bà vào phòng khách.

Nhà văn Kasumi hầu như ngày nào cũng có những người khách ông không quen và cũng không hề chờ đợi. Chiều nay, một buổi chiều tháng chạp ấm áp khác thường, ông cũng có khách như mọi khi – ba người đến cùng một lúc. Mỗi người có một việc riêng với Kasumi, nhưng bây giờ, họ cùng ngồi trò chuyện với ông.

Bà khách mới đẩy cửa vào, cúi chào, nhưng chưa vào ngay, hình như bà ngại ngùng khi trông thấy mấy người khác. Kasumi vội nói:

– Mời bà vào đây.

– Tôi bối rối quá. – Bà ta cất tiếng, giọng hơi run – Đã bao nhiêu năm chúng ta chưa gặp nhau… Họ của tôi là Thay. Chắc ông nhớ tôi. Bây giờ, lấy theo họ chồng, tôi là Murano.

Kasumi chăm chú nhìn bà khách mới vào. Bà ta trông khá trẻ, mặc dù có lẽ đã ngoài năm mươi tuổi. Đôi má trắng trẻo của bà ta thoáng ửng hồng. Mắt bà ta to tròn như thiếu nữ, chắc hẳn vì vẫn giữ được không bị béo phì như nhiều phụ nữ ở lứa tuổi ấy.

– Ông Kasumi, trông ông vẫn như xưa… – Người đàn bà nói tiếp, cặp mắt long lanh vui sướng nhìn Kasumi. Ông thì nhìn bà ta vẫn bằng ánh mắt không biểu lộ gì, ông đang cố nhớ xem bà ta là ai. – Ông hoàn toàn chẳng thay đổi gì. Cả khuôn mặt trái xoan, cả đường nét cái cằm, cả khuôn vai – tất cả vẫn hệt như xưa…

Kasumi hơi khó chịu khi bị đem ra mô tả như thế. Cảm giác ngượng ngùng lại càng tăng thêm khi ông thấy mình không nhớ bà ta chút nào.

Người đàn bà ăn mặc rất khiêm nhường. Cả dải dây lưng dài bằng lụa, cả chiếc kimono, cả chiếc khaori màu đen trên ống tay có thêu hình gia huy – tất cả đều bình thường và sờn cũ. Trên các ngón tay của hai bàn tay bé nhỏ không đeo một chiếc nhẫn nào. Nhưng bà ta không gây ấn tượng một người phụ nữ mệt mỏi với những gian truân trong cuộc đời. Bà ta nhanh nhẹn và có gương mặt thanh tú rất sống động.

– Ông Kasumi, ông có nhớ cách đây ba mươi năm ông đã tới thị trấn Umiura không? Chính dịp ấy ông đã đến chơi nhà tôi, đã vào phòng tôi. Có thể ông đã quên cuộc gặp gỡ rồi… Buổi chiều, ngày lễ, ở đền.

– Thật ư?…Lạ nhỉ…

Nghe thấy bà khách nói xưa kia ông đã đến chơi nhà bà ta, lại còn cả vào phòng riêng của bà ta. Kasumi cố lục lọi trí nhớ để tìm dấu vết sự quen biết. Ba mươi năm trước đây chắc bà ta xinh đẹp lắm…Còn ông, hồi ấy ông còn chưa có vợ, ông mới hai mươi lăm tuổi…

– Lần ấy ông đi cùng Hirosi Kida và Kuro Akijama trong chuyến đi vùng Kusu của họ. Ông cùng với họ từ Nagasaki tới thị trấn Umiura chúng tôi dự buổi khai trương một tờ báo mới…

Nhà văn Hirosi Kida và nhà văn Kuro Akijama – bây giờ cả hai đều đã qua đời – nhiều hơn ông khoảng mười tuổi. Cách đây ba mươi năm, họ đang ở đỉnh cao vinh quang và họ bảo trợ ông, một nhà văn trẻ hai mươi lăm tuổi. Quả thật vào những năm ấy họ có đến Nagasaki. Ông biết điều này vừa qua những ghi chép đi đường, vừa qua các truyện ngắn của họ. Chuyến đi ấy bây giờ chắc nhiều người cũng biết.

Nhưng bà khách này đang nói gì thế nhỉ? Chả lẽ hai nhà văn nổi tiếng ấy cho ông cùng đi tới Nagasaki khi ông mới vào nghề viết, mà ông lại không nhớ gì, Kasumi băn khoăn tự hỏi. Ông căng óc ra cố nhớ lại, thì trong kí ức ông hiện ra rõ nét hình ảnh hai nhà văn đáng kính ấy, ông nhớ lại nhiều trường hợp họ nâng đỡ ông, giúp đỡ ông trong lúc khó khăn. Dần dần, ông đắm mình vào cảm giác man mác buồn thường kèm theo các kỉ niệm, và điều ấy có lẽ phản ánh lên gương mặt ông.

Sách nói

[Audio book] Vịnh Cánh Cung

Sách nói “Vịnh Cánh Cung” của tác giả Kawabata Yasunari:

Về tác giả

Về tác giả Kawabata Yasunari

Kawabata Yasunari

Kawabata Yasunari (14 tháng 6 năm 1899 – 16 tháng 4 năm 1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba, sau Rabindranath Tagore (Ấn Độ năm 1913) và Shmuel Yosef Agnon (Israel năm 1966), đoạt Giải Nobel Văn học năm 1968, đúng dịp kỷ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản tính từ cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868.

Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục[4] có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật.

Là chủ tịch của PEN Nhật Bản trong nhiều năm sau chiến tranh(1948-1965), Kawabata là động lực thúc đẩy việc dịch văn học Nhật Bản sang tiếng Anh và các ngôn ngữ phương Tây khác. Ông được tặng Huân chương Nghệ và văn học Pháp vào năm 1960, và Huân chương Văn hóa Nhật Bản vào năm sau.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Dịch giả

Mỹ Hà

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Năm xuất bản

2000

Định dạng

MP3