Availability: In Stock

Tuyển Tập Sơn Nam

Tác giả: Sơn Nam

Tác phẩm “Tuyển Tập Sơn Nam” của tác giả Sơn Nam.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Tuyển Tập Sơn Nam

Ðồng bằng sông Cửu Long là một vùng lương thực chủ yếu của miền Nam. Việc khai thác những tiềm năng phong phú của vùng đất mới này bắt buộc mọi người phải ra sức tìm hiểu nó một cách cặn kẽ. Càng đi sâu tìm hiểu những đặc điểm về lịch sử, về địa lý, về xã hội và đặc biệt là về con người miền Nam, người ta càng thấy việc tìm hiểu này không chỉ là cần thiết, không thể thiếu được mà còn bổ ích và đầy hứng thú đối với các nhà khoa học, các nhà văn hoá và nghệ thuật.

Trong bước đầu tìm hiểu, không ít người đã tìm đọc lại Sơn Nam, đặc biệt là cuốn lịch sử khẩn hoang miền Nam và cuốn Ðồng bằng sông Cửu Long hay là Văn minh Miệt Vườn. Những cuốn sách và những bài báo của Sơn Nam đã giúp người ta đi trở lại những ngày đầu khai phá tìm hiểu những điều kiện thiên nhiên và xã hội của cuộc sống trong vùng, có khi cách nay nhiều thế kỷ, về cách thức làm ăn và sinh sống của con người những thời kỳ ấy.

Sơn Nam kể “truyện đời xưa” nhưng không phải theo kiểu viết sử thông thường. Nói là Lịch sử… nhưng không viết theo niên biểu, anh viết đọc như thể anh có gì thì nói nấy, cần thì nói không cần thì thôi, không nhứt thiết phải đủ lễ bộ, chương hồi cho đầy đủ, cân đối. Ðối với người mới tìm hiểu, chưa có thì giờ vào thư viện lục tài liệu xưa, đọc sách Sơn Nam, thấy rất bổ ích. Thật vậy, sách anh viết, tài liệu vừa đủ để nêu được vấn đề, không nhiều quá làm người đọc phải mệt mà không cần thiết, mà cũng không ít quá để không nắm được gì, viết vui gọn, người đọc như được thưởng thức một bữa cơm bình dân, trông đạm bạc mà ngon miệng.

Trong đống tài liệu cũ nằm bắt bụi trong những kho lưu trữ, anh tìm ra, chép lại không phải tất cả, mà gạn lọc lấy những cái cần thiết, những cái thiên hạ chưa biết hoặc ít biết, thành ra những cái vốn đã cũ mà vẫn thấy mới là vậy.

Nhưng Sơn Nam không chỉ có những trang khảo luận mà còn có nhiều truyện ngắn, mà một tuyển tập được nhiều người biết đến, có cái tên khá tiêu biểu: Hương Rừng Cà Mau. Cà Mau vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc, được kể lại vào cái thời kỳ mà phần lớn diện tích của nó còn là rừng với đủ thú dữ và hiểm nguy nhưng lại đầy hương sắc vì con người miền Nam đã tới đó sinh cơ lập nghiệp.

Về người nông dân miền Nam, đặc biệt là miền Tây, từ Hà Tiên tới mũi Càm Mau, tức là miền đất được khai phá sau cùng. Vì đi tới đây sau cùng, những người khai phá này đã tới những vùng khỉ ho cò gáy nhứt, trước họ không ai thèm làm. Rừng sâu, nước độc, rắn rết hùm beo. Nhưng không thể lùi được vì không còn đất sống nữa người ta mới phải lang bạt tới đây.

Muốn tồn tại, muốn sống sót được trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như vậy, con người phải có một sức mạnh tinh thần đáng kể. Không được sự giúp đỡ nào của chính quyền lúc bấy giờ mà còn bị áp bức bóc lột nặng nề, những người phải rời bỏ quê quán tới xứ này phải sớm biết đùm bọc lấy nhau. Sức mạnh tinh thần đó không bắt nguồn từ kinh sách của thánh hiền vì phần lớn những người đi khẩn hoang đều thất học. Ðó là những giá trị tinh thần của dân tộc mà người ta mang từ nơi chôn nhau cắt rún tới đây và được phát triển lên trong hoàn cảnh đấu tranh mới, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên còn thù địch với con người và chống lại những thế lực áp bức bóc lột cũng thù địch với con người không kém.

Về tác giả

Về tác giả Sơn Nam

Sơn Nam

Sơn Nam (11 tháng 12 năm 1926 – 13 tháng 8 năm 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ nổi tiếng.

Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Nhưng do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Ngoài ra, ông còn có bút danh Phạm Sào Nam.

Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam).

Sơn Nam khởi nghiệp cầm bút bằng hai tập thơ Lúa reo (1948) và Cho lòng em vui (1950 – viết về công tác địch vận) do Hội Văn hóa kháng chiến Kiên Giang xuất bản ở chiến khu. Nhưng rồi khi chuyển sang viết văn xuôi, ông tự phát hiện mình làm thơ dở hơn viết truyện nên dừng hẳn sáng tác thơ. Năm 1951-1952, ông đã đoạt giải nhất với hai truyện ngắn Bên rừng cù lao Dung và Tây đầu đỏ trong cuộc thi do Ủy ban Kháng chiến – hành chính Nam Bộ tổ chức.

Sau Hiệp định Genève, 1954, Sơn Nam là nhà văn duy nhất gốc Nam Bộ được Trung ương mời ra Bắc để sống và viết, tuy nhiên ông chọn về lại Rạch Giá.

Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…

Năm 1960–1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà tù Phú Lợi. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Những sáng tác của ông đều mang hơi thở của thiên nhiên, của văn hóa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc. Vì có công khai phá, khảo cứu và sưu tầm văn hóa mảnh đất Nam Bộ, ông được nhiều người gọi là “ông già Nam Bộ”, “ông già đi bộ’, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”.

Sau năm 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 2003, toàn bộ các tác phẩm của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua tác quyền trọn đời.

Ông qua đời ngày 13 tháng 8 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF