Availability: In Stock

Truyện ngắn Hoàng Minh Tường

Tác phẩm “Truyện ngắn Hoàng Minh Tường” của tác giả Hoàng Minh Tường.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Truyện ngắn Hoàng Minh Tường

Trích đoạn

Chính Danh

Lẽ ra lão Từ nghỉ hưu từ ba năm trước, khi lão tròn một hoa giáp. Tôn lên hàng lão cho oai, chứ mỗi tháng lão nhuộm tóc hai lần, khối cô còn gọi bằng anh. Sáu mươi ba tuổi mới nghỉ hưu, chẳng phải lão Từ khai man lý lịch như khối kẻ thích làm trò ma bùn. Cũng chẳng phải tổ chức nhầm lẫn. Ông viện trưởng cơ quan lão, một giáo sư tiến sỹ trẻ tuổi, biết nhìn xa trông rộng, trọng vốn kiến thức uyên thâm và mối quảng giao của lão (học trò lão nhiều người làm quan to ở Trung ương và các Bộ, Tỉnh), mời lão ở lại để hoàn thành dự án phi vật thể : “Bảo tồn kho tàng phi vật thể tiếu lâm dân gian vùng Cổ Hến”, quê hương của ông viện trưởng, để trình lên tổ chức UNESCO.

Cái vùng Cổ Hến ấy cũng lạ. Tất cả con gái đàn bà từ lọt lòng trở lên đều gọi là Hến, ví dụ Hến Thúy, Hến Mộng Tuyết, Hến Mai vv…Còn đàn ông thì gọi là Cu, thằng Cu Sửu, anh Cu Tuấn, chú Cu Bòi, bác Cu Luận vv… Giống như làng Gabrovo của Bungari, cả vùng nói trạng, ai cũng nói kiểu tiếu lâm, cười vỡ bụng. Hầu hết các câu ca dao, tiếu lâm hiện đại được lưu truyền đều phát tích từ vùng Cổ Hến. Ví dụ, câu ca dao có hơi hướng thơ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương này: “ Một đoàn ngô ngọng đến Ngọ Môn/ Chúng bảo nhau rằng ỬA Ọ ÔN” . Ví dụ chuyện “Thi bơi” : Vùng Cổ Hến mở hội thi bơi truyền thống. Thể lệ cuộc thi là vận động viên nào bơi qua hồ cá sấu dài năm trăm mét sẽ được tặng một hoa khôi nhất vùng làm vợ. Hàng nghìn kình ngư khắp địa cầu kéo nhau về thi tài. Nhìn hàng nghìn con cá sấu chúa cỡ vài tạ, con bơi lội như những chiếc tàu ngầm, con nằm giả vờ ngủ, kềnh càng trên bờ, các nhà vô địch Nauy, Ytalia, Nhật Bản, Brazin, Anh, Mỹ… đều chắp tay xin hàng. Bỗng từ đích xuất phát, một vận động viên lao xuống nước như mũi tên bắn, và chỉ năm giây sau đã về đích ở bờ hồ bên kia. Tiếng vỗ tay như sấm rền. Hàng trăm phóng viên trong và ngoài nước xô đến phỏng vấn nhà vô địch. Hóa ra nhà vô địch là một thanh niên còi của vùng Cổ Hến. Phóng viên hỏi: “ Động cơ nào khiến anh vượt qua hồ cá sấu đoạt chức vô địch?”. Nhà vô địch, mặt xanh như đít nhái, chân còn run cầm cập, nhớn nhác nhìn quanh như tìm ai đó: “Mẹ cha đứa nào chơi đểu tôi, chứ tôi có dự thi đâu. Tôi đang đứng xem thì từ phía sau, nó đẩy tôi xuống nước…” Đại loại như vậy. Tiếu lâm cười ra nước mắt. Tự trào, thâm thúy mà sâu cay.

Dự án “Tiếu lâm dân gian vùng Cổ Hến” tiến hành trong ba năm, các chuyên gia đi về hàng trăm lượt. Đăng ký đề tài. Vận động hành lang. Xin tài trợ. Điền giã. Viết đề cương. Thẩm định. Phản biện. Bảo vệ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia, rồi đệ trình lên UNESCO ở Liên hợp quốc… Nghe nói Công trình văn hóa phi vật thể

“ Tiếu lâm dân gian vùng Cổ Hến ” được UNESCO đặc biệt chú ý, được xếp hàng top 10 trong số 1948 hồ sơ toàn cầu.

Sau thắng lợi của dự án, ông viện trưởng càng quí lão Từ.

– Bác phải nghĩ giúp em tiếp một dự án nữa – Ông viện trưởng nói – Ví dụ dự án bảo tồn điệu hò “Giã gạo” quê em chẳng hạn. Giã gạo theo từng cặp. Đàn ông đứng dưới, đàn bà đứng trên. Mỗi lần dận chân nhún chày, đàn ông ưỡn người lên, cất giọng: “Hò ơ, ta giã mạnh vào…” Người nữ khom mông, cười khúc khích, hò tiếp: “Cho chày nện thủng cối, để em trao anh tình…” Ông viện trưởng vừa hò, vừa nhún nhảy thị phạm. Lão Từ ngượng tím mặt, nhưng viện trưởng lại tưởng lão cảm động.

– Bác thấy quê em có tuyệt vời không? Dự án “Tiếu lâm dân gian vùng Cổ Hến” vừa rồi khiến các anh ở trên càng tín nhiệm viện ta. Bác về nghỉ thì gay. Xong một dự án này nữa thì bác có thể yên tâm hồi hưu …

Trong câu nói chân tình của viện trưởng, không giấu giếm chất cơ hội, thực dụng và cục bộ địa phương. May mà trong lão còn cái chất kẻ sỹ, nó như cái cần ăng ten nhạy cảm, nhận ra ngay bước sóng lạ.

– Nhảm.

Về tác giả

Về tác giả Hoàng Minh Tường

Hoàng Minh Tường

Hoàng Minh Tường là một trong những nhà văn hiện đại của Việt Nam, tác giả cuốn Thời của thánh thần vừa phát hành đã bị thu hồi.

Ông sinh năm 1948. Quê gốc ông ở thôn Động Phí, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Hoàng Minh Tường vốn xuất thân không liên quan đến văn chương. Ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân chuyên ngành địa lý.

Hoàng Minh Tường từng trải qua các nghề dạy học, viết báo và viết văn.

Yêu thích văn chương từ thời học phổ thông (cấp II, III Ứng Hòa), nhưng do lý lịch gia đình, năm 1966 Hoàng Minh Tường được gọi vào nhập học khoa Địa Lý, Đại học Sư phạm Hà Nội, một khoa được cho là kém quan trọng nhất trong trường sư phạm. Năm 1970, tốt nghiệp hạng ưu, ông được cử lên công tác tại Sở Giáo dục, khu Tự trị Việt Bắc (gồm sáu tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên). Năm 1973, Ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay “Đầu Sông” (NXB Lao Động, 1981), kể về người thầy giáo từ miền xuôi lên miền núi dạy học, được giải thưởng cuộc thi viết về “Thầy giáo và nhà trường” do Bộ Giáo dục tổ chức. Đây cũng là cơ duyên để sau đó, năm 1976, khi Khu tự trị Việt Bắc bị giải thể, ông được chuyển về làm báo Người Giáo viên Nhân dân (thuộc Bộ Giáo dục), bắt đầu cuộc đời làm báo kéo dải gần ba mươi năm. Năm 1988, nhà văn Nguyên Ngọc khi về làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ đã mời ông (cùng nhà văn Trần Huy Quang ở báo Tổ Quốc) chuyển về Ban văn xuôi tại báo Văn Nghệ, góp phần đưa trang văn xuôi báo Văn Nghệ qua hai đời Tổng Biên tập Nguyên Ngọc, và sau đó là nhà thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đầu, khởi sắc. Tiếp đó, Hoàng Minh Tường phụ trách Trưởng ban văn xuôi báo Văn Nghệ, rồi chuyển sang làm quyền Tổng biên tập báo Du Lịch ( thuộc Tổng cục Du Lịch), Q TBT tạp chí Thủy Sản ( thuộc Bộ Thủy Sản). Thời gian này, năm 1996, tiểu thuyết “Thủy Hỏa Đạo Tặc”, viết từ năm 1982, với tựa đề “Vùng gió quẩn”, sau 15 năm chìm nổi, đi suốt bốn nhà xuất bản, mới được nhà xuất bản Văn học in ra. Và ngay sau đó được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2000 ông viết tập hai” Đồng sau bão”, sau này in chung với tập 1 Thủy Hỏa Đạo Tặc, lấy tên là “Gia phả của đất” (tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim truyền hình 38 tập, “Gia phả của đất”, công chiếu trên VTV1 vào năm 2016).

Năm 2011, Hoàng Minh Tường nghỉ hưu trí tại Hội Nhà văn Việt Nam ( Với chức danh Phó ban sáng tác Hội nhà văn Việt Nam). Năm 2014, ông ghi tên vào danh sách Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam, một tổ chức các nhà văn độc lập được tự do sáng tác phục vụ Tổ quốc và Nhân dân. Ngay sau đó tổ chức này bị truy bức, nhiều thành viên phải xin rút, hoặc im lặng. Năm 2014, tiểu thuyết “Nguyên Khí ” của ông sắp vào nhà in ( NXB Tri THức) thì bị dừng lại, không rõ lý do. Sau đó Nguyên Khí được in ở Califorrnia, Hoa Kỳ (Năm 2019, NXB Hội Nhà văn tái bản với tên “Thảm kịch vĩ nhân”, sau khi biên tập cắt 16 trang). Hai cuốn tiểu thuyết tiếp theo: “Những Mảnh Rồng” ( NXB Vinpen, 2016) và “Thế lực thù địch” ( NXB La Fremillerie, 2020) của ông đều in ở Đức và Pháp.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Hội Nhà Văn

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF