Availability: In Stock

Trăng Soi Đáy Nước

Tác giả: Kawabata Yasunari

Tác phẩm “Trăng Soi Đáy Nước” của tác giả Kawabata Yasunari, tác giả đoạt giải Nobel Văn học năm 1968.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Trăng Soi Đáy Nước

Trích đoạn

Một hôm, Kyoko bỗng nảy ra ý nghĩ: sao mình không dùng một chiếc gương tay nhỏ để giúp người chồng đau yếu đang nằm liệt giường trên gác nhìn ảnh phản chiếu của mảnh vườn rau bé bỏng trước nhà? Việc chắc hẳn sẽ mở ra trước mắt chồng cả một quãng đời mới lạ. Nhưng rồi bao chuyện khác nữa cũng đã xảy đến với chiếc gương tay bé nhỏ kia.

Chiếc gương ấy là gương nào? Hóa ra đó chính là cái gương tay nhỏ vẫn nằm trong ngăn kéo chiếc bàn trang điểm mà nàng mang theo khi về nhà chồng. Một món hồi môn của nàng. Cả chiếc bàn trang điểm ấy lẫn cái vành gương đều được làm bằng gỗ dâu. Hồi mới cưới nhau, Kyoko thường dùng chiếc gương con ấy mỗi lần nàng muốn ngắm cái lọn tóc sau gáy xem đã vấn gọn ghẽ chưa. Ống tay áo kimono vẫn hay trượt lên cao, để lộ cánh tay đến tận khuỷu, và Kyoko còn nhớ rõ nàng đã đỏ mặt ngượng nghịu ra sao mỗi lần nàng soi gương để sửa lại mái tóc trên đầu. Chiếc gương mà Kyoko trao cho chồng để anh được ngắm mảnh vườn nhà chính là chiếc gương tay nhỏ này…

Hồi trước, mỗi lần Kyoko soi gương trang điểm sau lúc tắm, chồng nàng thường bảo: “Em vụng quá, nào đưa gương đây – anh giữ giúp cho”. Anh giật lấy chiếc gương trên tay, rồi rọi giúp từ nhiều hướng khác nhau, để nàng nhìn rõ hơn lọn tóc ở sau gáy phản chiếu vào chiếc gương to gắn trên bàn trang điểm kia; còn chính anh thì ngây người sung sướng đứng ở sau lưng nàng. Thực ra không phải Kyoko vụng về gì. Chẳng qua nàng chỉ hơi lóng ngóng, vì thấy chồng cứ đứng ở sau lưng và chăm chú nhìn mình.

Từ đó đến nay, thời gian tuy chưa xa cách là bao, cái khung bằng gỗ dâu chưa kịp long ra, nhưng chiến tranh, rồi tản cư, và căn bệnh hiểm nghèo của chồng đã dồn dập ập đến, nên khi Kyoko lần đầu tiên nghĩ đến việc giúp chồng ngắm mảnh vườn rau nhỏ, thì mặt gương đã mờ, còn chung quanh vành gương thì đã ố đen vì bụi bặm và loang lổ đầy bụi phấn mịn. Chuyện đó chẳng làm nàng lo lắng mấy, thậm chí nàng cũng chẳng để ý đến nữa. Nhưng chồng nàng, kể từ ngày cầm được chiếc gương trong tay thì anh không lúc nào rời nó ra, mà cứ giữ khư khư bên gối, và chắc vì bất đắc dĩ phải lâm vào cảnh ở dưng hoặc vì cái thói dễ cáu bẳn vốn có của người đau ốm, nên anh đã lau sạch bụi bặm bám trên khung và đánh cho mặt gương bóng lộn lên. Nhưng ít lâu sau, Kyoko thường thấy chồng hay hà hơi lên gương và cẩn thận lau chùi. Nàng thường bắt gặp mình có ý nghĩ: nếu anh ấy hay hà hơi thế, thì những thớ gỗ trên đó chắc phải dính đầy những vi trùng lao phổi vô hình… Lần nào chải tóc cho chồng, Kyoko cũng bôi lên một ít dầu hải đường rất thơm. Nhưng khi Kyoko chưa kịp chải xong, anh đã miết tay lên tóc, rồi bôi ngay lên chiếc khung gỗ, nên chiếc khung mỗi ngày một bóng lên hơn như thể đánh véc-ni, trong khi đó thì gỗ chiếc bàn phấn trang điểm nằm bên xó cửa vẫn xỉn màu như cũ.

Khi Kyoko đi bước nữa, nàng cũng đã mang chiếc bàn trang điểm theo, như một món hồi môn. – Nhưng chiếc gương nhỏ cầm tay thì nàng đã cho hỏa thiêu cùng với thi thể của người chồng cũ. Nàng không kể lại chuyện ấy với người chồng sau này. Nên bây giờ trên bàn trang điểm nàng lại có một chiếc gương tay khác, lồng trong chiếc khung gỗ bóng, chạm trổ theo lối trang trí Kamakura 1.

Thi hài người chồng quá cố, lúc khâm liệm, được đặt vào áo quan với hai bàn tay buộc chặt vào nhau theo phong tục xưa nay, nằm bắt chéo ở trước ngực. Bởi thế không thể nghĩ đến chuyện trao chiếc gương con ấy vào tay chồng: thế là Kyoko đành đặt nhẹ nó lên ngực, cạnh tim chồng.

Lát sau, nàng chuyển nó xuống thấp hơn, miệng thì thầm khe khẽ:

– Ngực anh đã đau đớn mãi, đặt chiếc gương lên chắc càng nặng thêm ra.

Sách nói

[Audio book] Trăng Soi Đáy Nước

Sách nói “Trăng Soi Đáy Nước” của tác giả Kawabata Yasunari:

Về tác giả

Về tác giả Kawabata Yasunari

Kawabata Yasunari

Kawabata Yasunari (14 tháng 6 năm 1899 – 16 tháng 4 năm 1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba, sau Rabindranath Tagore (Ấn Độ năm 1913) và Shmuel Yosef Agnon (Israel năm 1966), đoạt Giải Nobel Văn học năm 1968, đúng dịp kỷ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản tính từ cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868.

Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục[4] có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật.

Là chủ tịch của PEN Nhật Bản trong nhiều năm sau chiến tranh(1948-1965), Kawabata là động lực thúc đẩy việc dịch văn học Nhật Bản sang tiếng Anh và các ngôn ngữ phương Tây khác. Ông được tặng Huân chương Nghệ và văn học Pháp vào năm 1960, và Huân chương Văn hóa Nhật Bản vào năm sau.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Dịch giả

Nguyễn Đức Dương

Nhà xuất bản

NXB Quân đội nhân dân

Năm xuất bản

1998

Định dạng

MP3