Availability: In Stock

O Chuột

Tác giả: Tô Hoài

Tác phẩm “O Chuột” của tác giả Tô Hoài.

Download:

PDF

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm O Chuột

Từ o trong truyện ngắn O chuột của Tô Hoài có nghĩa là gì? Phải chăng ‘O có nghĩa là ‘cô’. Nên ‘O chuột’ có nghĩa là ‘Cô chuột’.

Nếu đọc kỹ lại truyện, ta sẽ không thấy tác giả nói đến cô chuột, nàng chuột nào cả. Chỉ có hai con chuột nhắt thuộc giống đực mà thôi. Tô Hoài viết: “Lại có tiếng rúc rích ở trong, à có hai thằng chuột rửng mỡ đang đùa nhau. Chúng nó hẳn đến ngày tận số. Ai đời chuột lại dám đánh đu ở miệng mèo! (…) Hai chú chuột ở trong gầm đống củi hẳn thấy trời tối rồi thì muốn ra ngoài chơi lắm. (…) Hai cái đầu ló ra. Rồi hai gã chuột bước hẳn ra đống củi đi lần về phía bếp. Chúng vui vẻ cãi nhau choe chóe”.

Thằng chuột, chú chuột, gã chuột thì không thể là “đàn bà, con gái” được. Vậy trong O chuột, chẳng có chữ o nào có nghĩa là “cô” cả. Mà thực ra, chữ o cũng chỉ xuất hiện có một lần trong câu cuối cùng: “Cơ chừng gã mèo mướp phải dành tất cả cái hoa niên của mình để mà chỉ luẩn quẩn đi o chuột”.

Chỉ có một lần trong câu này thôi. Mà trong văn cảnh này của ngữ đoạn, vị từ đi o chuột thì o chỉ có thể là một vị từ động, thường gọi là động từ (chứ không thể là danh từ, nên càng không thể có nghĩa là “cô”). Vâng, o trong O chuột là một vị từ. Nói chung khi truyện ngắn O chuột của Tô Hoài ra đời (1942) thì vị từ o đã không còn thông dụng trong phương ngữ miền Bắc, mặc dù nó có thể còn được dùng ở làng Nghĩa Đô, quê ngoại của tác giả (và/hoặc cục bộ ở một số địa phương khác nữa). Nhưng trong Nam thì nó vẫn thông dụng, đặc biệt là trong ngữ vị từ o mèo. Nghĩa của o trong O chuột đã gián tiếp được chính Tô Hoài giải thích bằng một số từ ngữ khác trong truyện như: -rình nấp; -rình chuột; -đi quanh đi quẩn để tìm, để lùng bắt chuột nhắt.

Cứ như trên thì, hiểu rộng ra và nếu liên hệ đến nghĩa của o trong o mèo, ta sẽ thấy o trong O chuột của Tô Hoài chẳng qua là o trong o mèo hiểu theo nghĩa bóng, chứ không phải là một từ o nào khác. O mèo, nói một cách ngắn gọn, mà không kém phần xác thực, là lân la ve gái. Còn o chuột cũng chỉ là rình nấp, đi quanh đi quẩn để tìm, để lùng bắt chuột mà thôi.

Sách nói

[Audio book] O Chuột

Sách nói “O Chuột” của tác giả Tô Hoài:

Về tác giả

Về tác giả Tô Hoài

Tô Hoài

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

MP3, PDF