Availability: In Stock

Hương quê, Tây đầu đỏ & một số truyện ngắn khác

Tác giả: Sơn Nam

Tập truyện ngắn “Hương quê, Tây đầu đỏ & một số truyện ngắn khác” của tác giả Sơn Nam.

Download:

[Đang cập nhật]

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Hương quê, Tây đầu đỏ & một số truyện ngắn khác

Sơn Nam – Hương Quê, Tây Đầu Đỏ Và Một Số Truyện Ngắn Khác gồm 30 truyện ngắn của tác giả Sơn Nam đã từng được giới thiệu trên tạp chí Hương quê.
Đọc Sơn Nam – Hương Quê, Tây Đầu Đỏ Và Một Số Truyện Ngắn Khác để lại một lần nữa cảm nhận tình đất và người Nam bộ qua những câu chuyện mộc mạc của nhà văn Sơn Nam.

Hương quê – Tây Đầu Đỏ và một số truyện ngắn khác là một tập hợp khá thú vị từ nhiều nguồn được giới thiệu dịp nhà văn Sơn Nam bước vào 81 tuổi.

Tây Đầu Đỏ là truyện ký đầu tay của cây bút mới vừa 26 tuổi được sinh ra ở một góc rừng U Minh thuộc tỉnh Rạch Giá xưa. Đúng như nhận xét của nhiều bạn đọc bấy giờ: ‘Đây là một sự trình làng tuyệt vời’.

Còn Hương quê là một tạp chí khuyến nông của chính quyền Sài Gòn trước đây. Ngoài những bài vở liên quan đến việc hướng dẫn nuôi trồng nông lâm thủy sản, tạp chí thường xuyên đăng trang trọng truyện ngắn của hai nhà văn Nam Bộ có bút lực sung mãn nhất lúc bấy giờ là Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam. Một người từ miền Đông, một người từ miền Tây thay nhau đến với bạn đọc bằng những truyện ngắn mang đậm hương sắc Nam Bộ.

Sách nói

[Audio book] Hương quê, Tây đầu đỏ & một số truyện ngắn khác

Sách nói “Hương quê, Tây đầu đỏ & một số truyện ngắn khác” của tác giả Sơn Nam:

Về tác giả

Về tác giả Sơn Nam

Sơn Nam

Sơn Nam (11 tháng 12 năm 1926 – 13 tháng 8 năm 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ nổi tiếng.

Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Nhưng do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Ngoài ra, ông còn có bút danh Phạm Sào Nam.

Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam).

Sơn Nam khởi nghiệp cầm bút bằng hai tập thơ Lúa reo (1948) và Cho lòng em vui (1950 – viết về công tác địch vận) do Hội Văn hóa kháng chiến Kiên Giang xuất bản ở chiến khu. Nhưng rồi khi chuyển sang viết văn xuôi, ông tự phát hiện mình làm thơ dở hơn viết truyện nên dừng hẳn sáng tác thơ. Năm 1951-1952, ông đã đoạt giải nhất với hai truyện ngắn Bên rừng cù lao Dung và Tây đầu đỏ trong cuộc thi do Ủy ban Kháng chiến – hành chính Nam Bộ tổ chức.

Sau Hiệp định Genève, 1954, Sơn Nam là nhà văn duy nhất gốc Nam Bộ được Trung ương mời ra Bắc để sống và viết, tuy nhiên ông chọn về lại Rạch Giá.

Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…

Năm 1960–1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà tù Phú Lợi. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Những sáng tác của ông đều mang hơi thở của thiên nhiên, của văn hóa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc. Vì có công khai phá, khảo cứu và sưu tầm văn hóa mảnh đất Nam Bộ, ông được nhiều người gọi là “ông già Nam Bộ”, “ông già đi bộ’, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”.

Sau năm 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 2003, toàn bộ các tác phẩm của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua tác quyền trọn đời.

Ông qua đời ngày 13 tháng 8 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Trẻ

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, MP3, PDF