Availability: In Stock

Đôi Lứa Xứng Đôi

Tác giả: Nam Cao

Tác phẩm “Đôi Lứa Xứng Đôi” của tác giả Nam Cao.

Download:

EPUB  PDF  PRC  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Đôi Lứa Xứng Đôi

Văn học tiếng Việt nửa đầu thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, phong phú, đặc sắc của văn xuôi tự sự trong các thể tài phóng sự, truyện ngắn, truyện dài, tùy bút… Đến nay, sau gần một thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm, không ít tác phẩm trong số này đã chứng tỏ giá trị lâu dài của mình và trở thành những mẫu mực hầu như không thể vượt qua – những tác phẩm kinh điển. Tuy vậy, sự lắng đọng của giá trị, sự kết tinh của mẫu mực, ở khu vực di sản này vẫn là những tiến trình đang diễn biến hơn là đã hoàn tất. Do vậy, việc chọn ra và giới thiệu một cách tương đối có hệ thống những tác phẩm thuộc phần di sản này, là việc cần thiết.

Ở cuốn sách bạn đọc đang cầm trên tay, chúng tôi giới thiệu tập truyện ngắn Đôi lứa xứng đôi của nhà văn Nam Cao (1917-1951).

Tập truyện ngắn Đôi lứa xứng đôi, ký bút danh Nam Cao, ra mắt bởi nhà xuất bản Đời Mới tại Hà Nội năm 1941, gồm 7 truyện: “Đôi lứa xứng đôi”, “Nguyện vọng”, “Hai khối óc”, “Giờ lột xác”, “Chú Khì người đánh tổ tôm vô hình”, “Ma đưa”, “Cái chết của con Mực”. Được biết, truyện đứng đầu tập vốn được tác giả đặt tên trong bản thảo là “Cái lò gạch cũ”, nhưng người viết lời tựa cho tập truyện – nhà văn Lê văn Trương – đổi thành “Đôi lứa xúng đôi”, có lẽ nhằm gây chú ý cho công chúng đương thời, về sau, khi đưa in lại truyện này trong tập Luống cày (tập truyện của 4 tác giả: Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1945!, tác giả Nam Cao đổi tên truyện của mình thành “Chí Phèo”.

Xuất hiện giữa những năm mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đang ngày càng khốc liệt, khi các diễn biến cuộc chiến ở tận giời Âu hay ở ngay châu Á hầu như chi phối, thu hút mọi sự quan tâm của người đương thời, kể cả các giới làm báo làm văn, tập truyện Đôi lứa xứng đôi hầu như đã không gây được động tĩnh gì trong dư luận văn nghệ. Song điều đó không hề làm nản chí tác giả Nam Cao: chính đây là lúc ông bước vào những năm tháng sáng tác sung sức và hiệu quả nhất của mình, với hàng loạt truyện ngắn, truyện vừa, truyện thiếu nhi, xuất hiện hầu như hằng tuần trên các tờ báo ở Hà Nội.

Phải qua gần hai chục năm sau, trong đời sống hòa bình, giá trị thực sự của các sáng tác của Nam Cao mới được thừa nhận rộng rãi trong các giới sáng tác và phê bình, nghiên cứu văn học.

Truyện “Chí Phèo” hầu như được nhất trí xem như một kiệt tác, đỉnh cao trong văn nghiệp Nam Cao. đồng thời là kiệt tác đỉnh cao của văn xuôi tự sự Việt Nam những năm 1930-1945.

Về bộ sách Việt Nam danh tác

Việt Nam Danh Tác” – một dự án sách đặc biệt mà Nhã Nam đã bắt đầu ra mắt bạn đọc từ cách đây 5 năm. Bộ sách này là sự nỗ lực vinh danh giá trị, giới thiệu lại, tiếp thị lại với bạn đọc những gì đã một thời là tinh tuý của văn học Việt Nam trong một môi trường đọc đang biến đổi phức tạp với những trào lưu tiếp thu ồ ạt …

“Văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt kể từ giai đoạn 1930-1945, cần được xuất bản lại một cách chọn lọc, nhằm giới thiệu lại, tiếp thị lại với công chúng mới, với bạn đọc trẻ để có một chỗ đứng, một vị thế rõ ràng trong thị trường sách như một thứ tinh hoa văn học, góp phần nào đó vừa trung hòa vừa cạnh tranh lành mạnh với những xu hướng “sến”, “xổi”, “ngoại lai”, thị trường hóa ở mức thái quá của xuất bản hiện nay.”

Về tác giả

Về tác giả Nam Cao

Nam Cao

Nam Cao (tên khai sinh là Trần Hữu Tri, 29 tháng 10, năm 1915 hoặc 1917 – 30 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo ở nông thôn. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm và kinh doanh nghề mộc, có thời gian làm nghề thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.

Thuở nhỏ, Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định). 1934 học xong bậc trung học, nhưng bị ngã và đau ốm nên chưa thi lấy bằng Thành chung. Đầu năm 1935 cưới vợ, Trần Thị Sen (tên thánh Maria Sen), người cùng làng. Tháng 11/1935 Nam Cao vào Sài Gòn, ở lại đây 30 tháng, sống bằng nghề làm thư ký hiệu may Ba Lễ, đồng thời bắt đầu viết văn, gửi cho các báo. Năm 1936 được đăng các truyện ngắn “Cảnh cuối cùng” và “Hai cái xác” dưới bút danh Thúy Rư trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội). Năm 1937 được đăng các truyện ngắn “Một bà hào hiệp”, “Nghèo”, “Đui mù” dưới bút danh Thúy Rư trên Tiểu thuyết thứ bảy, Truyện “Những cánh hoa tàn” trên báo Ích Hữu (Hà Nội). Tháng 5/1938, vì lí do sức khoẻ, Nam Cao trở ra Bắc, về quê.

Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại (1945), Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.

Phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn…

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Văn Học

Định dạng

EPUB, MOBI, PDF, PRC