Availability: In Stock

Chúa Biết Sự Thật Nhưng Chẳng Nói Ngay

Tác giả: Lev Tolstoy

Tập truyện ngắn “Chúa Biết Sự Thật Nhưng Chẳng Nói Ngay” của nhà văn Lev Tolstoy.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Chúa Biết Sự Thật Nhưng Chẳng Nói Ngay

Lev Nikolaevich Tolstoy (1828 – 1910) được biết đến là tác giả của những bộ tiểu thuyết vĩ đại Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina.

Tuy nhiên, ngoài tiểu thuyết, Tolstoy còn viết truyện vừa và truyện ngắn trong suốt cuộc đời sáng tác của mình. Tác phẩm Thời thơ ấu hoàn thành năm 1852 là tiểu thuyết đầu tay đã khiến cho Tolstoy được độc giả Nga chú ý đến. Sau đó ông còn viết nhiều truyện vừa và truyện ngắn như: Truyện Sevastopol (1855), Buổi sáng của một trang chủ (1856), Hai kỵ binh (1856), Albert (1858), v.v… Những thập niên cuối thế kỷ XIX, danh tiếng thế giới của Tolstoy cũng gắn với những truyện như Cái chết của Ivan Ilich(1884 – 1886), Bản sonata Kreutzer (1887 – 1889), Giám mục Sergy (1898), Hadji Murat (1896 – 1904), v.v…

Truyện ngắn Người tù Kavkaz là một trong số ít những tác phẩm mà Tolstoy cho là “nghệ thuật đích thực”, là “kiểu mẫu về các thủ pháp và ngôn ngữ” để “viết cho các tác phẩm lớn.” Cốt truyện gợi nhớ đến bản trường ca cùng tên của đại thi hào A.S. Pushkin (1799 – 1837). Truyện được viết năm 1872, in trên tạp chí Zaria, sau đó được đưa vào quyển 2, tập thứ tư của bộ bốn tập Sách tập đọc tiếng Nga, xuất bản những năm 1874 – 1875, cùng với bộ Sách học vần nhằm phục vụ hoạt động giáo dục của nhà văn ở Yasnaya Polyana. Sách tập đọc tiếng Ngasau đó được tái bản nhiều lần, trở thành một trong những sách giáo khoa được sử dụng rộng rãi trong các trường học ở nông thôn Nga cuối thế kỷ XIX.

Câu chuyện về người lái buôn già bị kết tội oan từng được kể trong Chiến tranh và Hòa bình qua lời nhân vật Karataev (tập 4, phần 3, chương XIII)[1], sau đó được Tolstoy phát triển thành truyện ngắn Chúa biết sự thật nhưng chẳng nói ngay (nhan đề xuất phát từ một tục ngữ Nga). Truyện đăng trên tạp chí Đàm thoại năm 1872, rồi được nhà văn đưa vào tập 3 của Sách tập đọc tiếng Nga, với phụ chú về thể loại sau nhan đề là “быль” – tức truyện viết về sự kiện có thật.

Vào đầu tháng sáu năm 1885, Tolstoy báo tin cho người bạn thân tín V.G. Chertkov (1854 – 1936), người xuất bản các truyện ngắn “dành cho dân chúng” của nhà văn, rằng “đã viết xong một truyện nhỏ rất hay” và “đang chờ để nhờ Ge (tức Nikolai Ge (1831 – 1894), họa sĩ chuyên vẽ tranh phong cảnh, là người minh họa cho một số truyện ngắn có nội dung tôn giáo của Tolstoy, ND) vẽ tranh minh họa.” Đó là truyện ngắn Hai ông già, mà nguồn gốc ý tưởng của nó, theo nhiều nhà nghiên cứu, là các huyền thoại về những người hành hương trong văn học Nga cổ.

Cũng gắn với truyền thống văn học Nga cổ và văn học dân gian là truyện ngắn mang màu sắc ngụ ngôn Những cô bé khôn ngoan hơn các ông già viết cùng năm 1885, trong đó thể hiện một quan niệm của nhà văn: bản chất thiện nằm ở nơi con trẻ, là thứ có thể hóa giải xung đột, hận thù.

Tiệm cà phê ở Surat được phóng tác từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Pháp Bernardin de Saint-Pierre (1737 – 1814). Tolstoy viết lại bằng một ngôn ngữ giản dị hơn so với nguyên tác (một đặc điểm phong cách của nhà văn, đặc biệt ở các truyện ngắn), nhưng giữ gần như toàn bộ cốt truyện, bởi theo lời của chính ông trong thư gửi Chertkov vào 23 tháng Giêng năm 1887, nó “cũng thể hiện ý tưởng, rằng chúng ta tin vào những tôn giáo khác nhau nhưng ở dưới cùng một Chúa” – điều mà Tolstoy tuyên truyền trong học thuyết về tôn giáo và đạo đức của mình.

Alyosha Nồi đất là một trong những truyện ngắn cuối cùng của Tolstoy, viết năm 1905, kể về cuộc đời và cái chết của một con người nhu mì, chăm chỉ, dễ bảo, hơi ngốc nghếch, mà nguyên mẫu có thể là một người làm công tên Alyosha trong gia đình nhà văn, như theo hồi ức của T.A. Kuzminskaya, em vợ nhà văn. Truyện được xuất bản năm 1911, sau khi nhà văn qua đời. Nhà phê bình D.S. Mirsky (1890 – 1939) đã xem đây là “một trong những sáng tạo hoàn hảo nhất của Tolstoy.”

Các truyện ngắn trong tập sách này chỉ là một phần rất nhỏ trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ, nằm trong nhóm tác phẩm được gọi tên là “những truyện bình dân” (народные рассказы), nhưng chúng phần nào phản ánh hành trình tư tưởng, cũng như cho thấy những đặc trưng thi pháp tiêu biểu của Tolstoy, nhất là ở giai đoạn cuối đời.

Lời người dịch

Về tác giả

Về tác giả Lev Tolstoy

Lev Nikolayevich Tolstoy

Lev Tolstoy – Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy (tiếng Nga: Лев Николаевич Толстой; phiên âm: Lép Ni-cô-lai-ê-vích Tôn-xtôi, 28 tháng 8 năm 1828 – 20 tháng 11 năm 1910), là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.

Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà tiểu thuyết gia khác, ông đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.

Thông tin bổ sung

Tác giả

Dịch giả

Trần Thị Phương Phương

Nhà xuất bản

NXB Văn Học

Nhà cung cấp

Phương Nam Books

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF