Availability: In Stock

Chữ Người Tử Tù

Tác giả: Nguyễn Tuân

Tác phẩm “Chữ Người Tử Tù” của tác giả Nguyễn Tuân.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Chữ Người Tử Tù

Chữ Người Tử Tù là một tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân. Tác phẩm lúc đầu tên là Dòng chữ cuối cùng đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời (một tập truyện ngắn có giá trị như một kiệt tác viết về những thú chơi tao nhã, về những con người tài hoa thời phong kiến) và đổi tên là Chữ người tử tù. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên năm 1940.

Chữ Người Tử Tù là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách. Truyện ngắn này được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 hiện nay cả ở ban cơ bản và ban nâng cao. Tác phẩm ca ngợi cái đẹp của nghệ thuật và cái đẹp của “thiên lương” tập trung và rực rỡ nhất ở nhân vật chính là Huấn Cao và ở các nhân vật “Viên quản ngục” và “Thầy thơ lại” đồng thời hiểu được quan điểm thẩm mĩ của tác giả.

Tập truyện ngắn Chữ Người Tử Tù gồm có:

– Bữa Rượu Máu
– Chữ Người Tử Tù
– Vườn Xuân Lan Tạ Chủ
– Những Chiếc Ấm Đất
– Thả Thơ
– Đánh Thơ
– Ngôi Mả Cũ
– Đánh Mất Ví
– Gỡ Cái Vịt Ra
– Một Vụ Bắt Rượu Lậu
– Hương Cuội
– Một Đám Bất Đắc Trí
– Chén Trà Sương
– Đèn Đêm Thu
– Trên Đỉnh Non Tản
– Đới – Roi
– Mười Năm Trời Mới Lại Gặp Cố Nhân
– Khoa Thi Cuối Cùng

 

Về tác giả

Về tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn người Việt Nam.

Nguyễn Tuân có sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.

Ngoài ra, ông còn là một diễn viên tay ngang, tham gia phim “Cánh đồng ma” năm 1938, và phim “Chị Dậu” (1980).

Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết Tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà, v. v.; những nhạc điệu hoặc đài của các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha; nh­ững nét đẹp rất riêng của Việt Nam.

Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là “Chủ nghĩa xê dịch”. Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù).

Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.

Nguyễn Tuân nổi tiếng là người sành ăn. Với ông, ăn là một nghệ thuật, một giá trị thẩm mỹ, một sự khám phá cái ngon mà tạo hóa đã ban cho.

Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh” và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Văn Học

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF