Availability: In Stock

Tấn Bi Kịch X

Tác giả: Ellery Queen

Tác phẩm trinh thám “Tấn Bi Kịch X” của tác giả Ellery Queen, nằm trong bộ sách Tấn Bi Kịch.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu Tấn Bi Kịch X

Tại thành phố New York vào đầu thập niên 1930, đã liên tiếp xảy ra ba vụ án mạng có quan hệ với nhau. Ba vụ án mạng này xảy ra ở ba phương tiện giao thông riêng biệt, một trên xe điện, một ở bến phà và một trên tàu lửa. Mặc dù hoàn cảnh xảy ra án mạng không có gì quá đặc biệt khác thường, và những chi tiết liên quan đến diễn biến vụ án cũng khá đầy đủ và sẵn có để phục vụ công việc điều tra, thế nhưng mọi nỗ lực truy tìm thủ phạm của giới hữu trách dường như có cơ phải chịu cảnh hoàn toàn bó tay.

Là một tác phẩm trinh thám mang nhiều tình tiết điều tra hấp dẫn, manh mối của mỗi một vụ án đều ẩn hiện đây đó theo sắp xếp mạch lạc của truyện đủ để giúp cho những ai ưa thích thử tài thám tử của mình có thể hào hứng suy ra kẻ thủ ác, dù độc giả hẳn nhiên cũng rất muốn đọc kỹ màn kết của câu chuyện, là phần giải thích cho toàn bộ sự việc.

Song hành theo một trong những nhân vật quan trọng của truyện, ngài Drury Lane, câu chuyện cũng mang đến cho độc giả những tình tiết đậm chất kịch với nhiều cung bậc cảm xúc thật khác nhau.

Trích đoạn

CẢNH 1
Lâu Đài Hamlet

Thứ Ba, Ngày 8 Tháng 9

10 Giờ 30 Sáng

Bên dưới, lóng lánh trong làn sương xanh mờ là dòng sông Hudson, một cánh buồm trắng lướt nhẹ theo chiều gió, một con tàu hơi nước thong thả guồng nước về hướng thượng nguồn.

Chiếc ô tô từ từ tăng tốc dọc theo con đường hẹp quanh co. Hai hành khách trên xe tranh thủ nhìn ngó xung quanh. Xa xa phía trước, in trên nền trời mây là những tháp canh cổ xưa đến khó tin, những thành lũy bằng đá, những tường chắn có lỗ châu mai hình răng cưa, một ngọn tháp nhà thờ cổ kính trông khá kỳ cục, đỉnh tháp nhọn nhô hẳn lên khỏi khu rừng xanh rậm rạp cây lá.

Hai người nhìn nhau. “Tôi bắt đầu thấy mình giống cái tay Yankee xứ Connecticut* rồi đấy!” – Một người hơi rùng mình lên tiếng.

Người kia, cao to và vạm vỡ, cất giọng làu bàu: “Hiệp sĩ mang giáp sắt, hả?”

Chiếc ô tô chợt khựng lại trước một chiếc cầu thô sơ kiểu cổ. Từ một túp lều mái tranh gần đó, một lão già bé nhỏ vẻ mặt hồng hào bước ra. Lão lẳng lặng chỉ vào tấm bảng bằng gỗ khắc bằng ký tự Anh ngữ cổ đang đu đưa trên cửa:

‘Lâu đài Hamlet* – cấm xâm nhập’

Người đàn ông cao to vạm vỡ thò đầu ra cửa xe nói lớn: “Chúng tôi đây muốn gặp ngài Drury Lane!”

“Vâng, thưa ngài.” Ông lão bé nhỏ nhanh nhảu bước đến. “Thế quý ngài có thẻ vào cửa chứ ạ?”

Hai vị khách nhìn nhau, người kia nhún vai còn gã to con gắt: “Ngài Lane đang đợi chúng tôi.”

“Ô.” Lão gác cầu gãi gãi mái đầu bạc rồi mất hút vào trong lều. Thoáng sau lão trở ra, dáng vẻ ra chiều đon đả. “Thành thật xin lỗi thưa quý ngài. Lối này ạ.” Lão lật đật tiến đến chỗ chiếc cầu, kéo cánh cổng sắt cót két mở ra rồi lùi lại. Chiếc ô tô lăn bánh qua cầu rồi chạy nhanh dần theo con đường rải sỏi sạch sẽ.

Hết quãng đường ngắn xuyên qua cánh rừng sồi xanh ngắt, chiếc ô tô chạy vào một khoảng rừng thưa rộng rãi. Tòa lâu đài như gã khổng lồ đang say ngủ ườn mình trước mặt họ, tựa vào dãy đồi Hudson và được bao bọc bởi bức tường làm từ đá granite. Khi xe đến, một cánh cửa to tướng có gắn móc khóa sắt hoen rỉ tách khỏi bức tường; đứng bên cạnh là một lão già khác, tay ngả nón chào miệng mỉm cười vui vẻ.

Họ lại đi vào một con đường uốn lượn mềm mại xuyên qua những vườn cây ngập tràn hoa cỏ, được ngăn cách với đường đi bằng hàng rào cây xanh được xén tỉa đều tăm tắp và cách quãng bởi những cây thủy tùng. Hai bên đường là những nếp nhà tranh kiểu mái đầu hồi, lấp ló sau những bờ đất thoai thoải, trông chẳng khác gì những ngôi nhà ở xứ sở thần tiên. Ở giữa một vườn hoa gần đó, nước đang róc rách chảy từ bức tượng nàng tiên cá tạc bằng đá.

Cuối cùng họ cũng đến chân tòa thành. Lại lần nữa, khi xe đến gần, một lão già đã chờ đón họ, chiếc cầu rút khổng lồ được hạ xuống, tiếng xích sắt kêu loảng xoảng khi chiếc cầu bắc qua mặt nước lóng lánh của con hào. Bên kia cầu, cánh cửa nặng nề bằng gỗ sồi và kim loại cao đến hai mươi bộ* mở ra tức thì; một lão già bé nhỏ xúng xính trong bộ chế phục lấp lánh đã đứng đấy. Lão có nét mặt hồng hào đến lạ thường, vừa cúi chào vừa cười mỉm như thể đang thích chí lắm với một trò đùa bí mật nào đó.

Về tác giả

Về tác giả Ellery Queen

Ellery Queen (Nữ hoàng pháo binh) là bút danh được tạo ra vào năm 1928 bởi hai nhà văn tiểu thuyết trinh thám người Mỹ là Frederic Dannay (1905-1982) và Manfred Bennington Lee (1905-1971). Đó cũng là tên của thám tử hư cấu chính của họ, một nhà văn bí ẩn ở thành phố New York, người đã giúp cha mình là thanh tra cảnh sát giải quyết những bí ẩn giết người khó hiểu. Dannay và Lee viết hầu hết các tiểu thuyết và tuyển tập truyện ngắntrong đó Nữ hoàng pháo binh xuất hiện với tư cách là một nhân vật, và những cuốn sách này là một trong những cuốn sách bí ẩn nổi tiếng nhất của Mỹ được xuất bản từ năm 1929 đến năm 1971. Dưới bút danh Nữ hoàng pháo binh, họ cũng đã biên tập hơn ba mươi tuyển tập tiểu thuyết tội phạm và tội phạm có thật. Dannay thành lập và biên tập trong nhiều năm tạp chí viễn tưởng tội phạm Ellery Queen’s Mystery Magazine, được xuất bản liên tục từ năm 1941 đến nay. Từ năm 1961 trở đi, Dannay và Lee đã ủy quyền cho các tác giả khác viết phim kinh dị sử dụng bút danh Nữ hoàng pháo binh, nhưng không có nhân vật Nữ hoàng pháo binh; một số cuốn tiểu thuyết như vậy còn ở tuổi vị thành niên và được ghi là của Ellery Queen Jr. Họ cũng viết bốn câu chuyện bí ẩn dưới bút danhBarnaby Ross.

Dannay và Lee là anh em họ, họ được biết đến nhiều hơn bằng tên nghề nghiệp. Frederic Dannay là tên chuyên nghiệp của Daniel Nathan và Manfred Bennington Lee của Emanuel Benjamin Lepofsky.

Ellery Queen TM là nhãn hiệu đã đăng ký của Manfred Lee & Frederic Dannay. Cơ quan văn học JABberwocky đại diện cho các tác phẩm hoàn chỉnh của Nữ hoàng pháo binh.

Nguồn / Xem thêm: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Tên tiếng Anh

The Tragedy of X

Nhà xuất bản

NXB Văn Học

Dịch giả

Nguyễn Đăng Thuần

Năm xuất bản

2016

Nhà cung cấp

Huy Hoàng Books

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF