Availability: In Stock

Sáu Ngày Của Condor

Tác giả: James Grady

Tác phẩm “Sáu Ngày Của Condor” của tác giả James Grady.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Sáu Ngày Của Condor

Những biến cố trong “Sáu ngày của Condor” bắt đầu từ việc một nhân viên trong một tiểu ban của CIA (gọi là “Hội Văn Sử”) phát hiện ra một vụ gian lận về chứng từ, sổ sách, và muốn làm “sáng tỏ”, anh bèn viết một tờ trình ngắn gởi lên cấp trên. Tờ trình rơi vào tay một “ông lớn” ở Tổng hành dinh CIA.

Nhân vật này cho thi hành “những biện pháp khẩn cấp nhằm huỷ diệt hết tất cả các “khoản” cùng những hồ sơ lưu trữ có liên quan đến công việc, lẫn những nhân viên của cái tiểu ban có dính đến câu chuyện nêu trong “tờ trình”.

Thế là ngay đêm hôm đó, nhân viên viết tờ trình bị thủ tiêu tại nhà. Và sáng hôm sau thì toàn bộ người của tiểu ban bị giết một cách thảm khốc, trừ mỗi một mình anh chàng Malcolm, vì sáng hôm đó đi vắng, nên thoát chết. Trở về trụ sở và chứng kiến cảnh giết chóc tàn khốc nọ, Malcolm với biệt danh Thần Ưng (Condor), đã dùng điện thoại báo động.

Báo động! Báo động khẩn cấp! Phong toả ngay căn cứ!… Và từ đó bắt đầu cuộc săn lùng, cuộc đấu trí, chung quanh cái trục là Malcolm, “người hùng” trong một tình thế bắt buộc, như anh thú nhận: “không có con đường nào khác”. Cả hai phía; phía “chính thống” và phía “buôn lậu ma tuý” đều lùng sục Malcolm, bởi vì anh là người nắm được đầu mối của cái tấn kịch khủng khiếp. Malcolm, cái anh chàng “thư lại” ấy, bỗng chốc phải đối phó với hàng trăm tình huống gay cấn – và tình huống cũng đã buộc anh phải hành động mưu trí, sáng tạo để thoát chết và để khám phá ra bọn thủ phạm vụ án. Vấn đề là trong khi hành động như thế, Malcolm cũng dần dần hiểu ra một điều cơ bản là cả hai phía săn lùng anh cùng có chung một bản chất: “Maronic là đứa giết người thuê. Malcolm bỗng nhớ lại giọng nói của những nhân viên nhà nghề ở đầu đường dây “Báo động”, những người cũng y hệt như Maronic vậy. “Không”, anh nghĩ bụng, – cuộc săn lùng từ trước đến giờ chỉ nhằm vào mỗi một mình mình. Vấn đề đặt ra chỉ có thế này họ chống lại mình, họ hại mình” (chương Thứ ba (đêm) – Thứ tư (Rạng sáng)).

Thông qua toàn bộ câu chuyện, J. Grady cũng phơi bày được một bộ mặt bản chất của xã hội Mỹ: đó là một xã hội với những tội ác kinh điển, thường trực, một xã hội đầy dẫy bọn buôn lậu, bọn găng- xtơ thích máu, mà đối với chúng việc giết người “chỉ là công việc làm ăn, không hơn không kém” và “họ không xúc động mảy may nào về những hậu quả do họ gây nên”.

Điều đáng chú ý nữa là cái bọn tội phạm ấy lại chính là những nhân vật có cỡ nằm ngay trong nội bộ CIA. Đúng hơn, một số nhân vật có cỡ trong CIA đã móc ngoặc với bọn găng xtơ, làm ăn phi pháp và gây tội ác. Và việc chúng khử cả một tiểu ban của CIA một cách lạnh lùng, tàn bạo… để bịt đầu mối, đã nói lên cái bản chất của những con người trong cái công cụ đáng nguyền rủa ấy của nước Mỹ.

Qua cuốn tiểu thuyết, nội tình của CIA, cái mặt trái của tổ chức cồng kềnh này, đã bị phơi trần. Nó có nội gián. Nó mọt ruỗng từ bên trong. Nó kém hiệu lực mặc dù hùng hổ. Đứng trước sự khủng hoảng, nó đối phó lúng túng. Cái gì sẽ xảy ra nếu không có anh chàng Malcolm? Nhân vật “ông già hiền hậu” chỉ là nhân vật tỉnh táo gần như duy nhất, trong trường hợp ấy cũng sẽ chẳng làm nên chuyện gì. Còn Malcolm? Anh là “người hùng” trong một tình thế bắt buộc, như anh thú nhận: “không có con đường nào khác”.

Cái kết thúc phần nào “có hậu”của cuốn truyện, tuy không hẳn đã phản ảnh chân xác lô- gich của xã hội Mỹ, nhưng cái kết thúc ấy cùng với phần nào cái chất lương thiện trong con người bình thường Malcolm, biểu tượng của khát vọng về lẽ phải và lòng nhân đạo của nhân dân Mỹ, đã đem lại cho người đọc cảm tình và hy vọng. Đó là một tích cực đáng nói của cuốn truyện này.

Về tác giả

Về tác giả James Grady

James Grady

James Grady (sinh ngày 30 tháng 4 năm 1949) là một nhà văn và nhà báo điều tra người Mỹ nổi tiếng với các tiểu thuyết ly kỳ về gián điệp, âm mưu và thủ tục của cảnh sát, cũng như công việc viết kịch bản cho các chương trình truyền hình với Stephen J. Cannell và tác phẩm điện ảnh với Brandon Lee, William Katt và David Hasslehoff. Tuyển tập tiểu thuyết đã được Grady biên tập, xuất bản nhiều truyện ngắn và thơ. Năm 2008, tờ Daily Telegraph ở London đã vinh danh Grady là một trong “50 nhà văn tội phạm nên đọc trước khi chết”. Năm 2015, The Washington Post đã so sánh văn xuôi của ông với George Orwell và Bob Dylan..

Năm 1971, Grady làm Nhà phân tích Nghiên cứu và trợ lý ủy ban cho Hội nghị Hiến pháp Montana, nơi đã thông qua Hiến pháp tiểu bang được đổi mới vào năm 1972. Ông đã nhận được Học bổng để dành năm 1974 trong biên chế của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lee Metcalf (D-MT). Từ năm 1975 đến giữa năm 1980, trong thời kỳ hậu Watergate, ông làm việc với nhà báo điều tra tội phạm Jack Anderson.

Grady là tác giả của cuốn tiểu thuyết kinh dị về điệp viên Six Days of the Condor năm 1974, được chuyển thể thành phim nổi tiếng với tựa đề Three Days of the Condor (1975), với sự tham gia của Robert Redford và đạo diễn Sydney Pollack.

Grady đã đóng góp báo chí cho Slate, The Washington Post, Washingtonian, American Film, The New Republic, Sport, Parade, Perfect 10, The Great Falls (Montana) Tribune, The Shelby (Montana) Promoter, The Daily Missoulian (Montana), PoliticsDaily.com và Tạp chí Võ thuật Châu Á.

Grady là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Hoa Kỳ, miền Đông.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nguyên tác

Six Days of the Condor

Dịch giả

Nguyễn Đức Dương

Nhà xuất bản

NXB Công An Nhân Dân

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF