Availability: In Stock

Sáu Kẻ Tình Nghi

Tác giả: Phạm Cao Củng

Tác phẩm trinh thám “Sáu Kẻ Tình Nghi” của “Vua truyện trinh thám Việt Nam” – Phạm Cao Củng.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Sáu Kẻ Tình Nghi

Sáu Kẻ Tình Nghi” của Phạm Cao Củng là một truyện ngắn trinh thám pha lẫn yếu tố ly kỳ và bí ẩn. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh một bữa tiệc tối tại biệt thự của ông Phạm Viên, một giám đốc hãng xuất nhập khẩu, nơi ông và sáu vị khách mời của mình bị cuốn vào một vụ án mạng. Các nhân vật chính gồm ông Sen, ông Huyện Lý, Phan Vỹ, Dương Ba, và vợ chồng ông Ba Cự. Mỗi người đều có mối liên hệ và lý do riêng để có mặt tại đó, và mỗi người đều trở thành nghi phạm trong cái chết của ông Viên.

Khi thanh tra Trúc Tâm và trợ lý Lê Vương đến hiện trường, họ bắt đầu điều tra và phỏng vấn các nghi phạm, từng bước lần theo dấu vết và manh mối để giải quyết bí ẩn đằng sau cái chết của ông Viên. Cuối cùng, bằng những suy luận tinh tế và quan sát kỹ lưỡng, họ phát hiện ra rằng chính Phan Vỹ, cháu của nạn nhân, là thủ phạm. Với động cơ chiếm đoạt gia tài, Phan Vỹ đã dựng lên một vở kịch tinh vi để đánh lạc hướng mọi người và thực hiện âm mưu của mình.

Bộ sách Thám tử Kỳ Phát

Thám tử Kỳ Phát là nhân vật chính trong series truyện trinh thám của Phạm Cao Củng viết ra trong khoảng sáu năm, từ 1936-1942. Chuỗi truyện phá án của Kỳ Phát đã trở thành một trong những tác phẩm ăn khách thời bấy giờ. Không chỉ là một trong những người Việt đầu tiên viết truyện trinh thám, Phạm Cao Củng còn được mệnh danh là “Vua truyện trinh thám Việt”.

Khi Kỳ Phát “ngật ngưỡng” bước vào làng văn học, lần đầu tiên tại Việt Nam, có một “tượng đài” thám tử được xây dựng một cách rõ nét và chân thật đến như vậy. Kỳ Phát hiện lên với dáng dấp thư sinh, đôi lưỡng quyền cao, cặp mắt đăm đăm đen láy, bình thường rất ít khi mở miệng. Đó là một thám tử thông minh, logic, luôn đề cao lý trí, lấy suy luận làm phương pháp phá án… Các tập truyện dẫn dắt độc giả theo chân chàng thám tử Kỳ Phát khám phá những vụ án li kì, hấp dẫn, với những âm mưu thâm độc và những thủ đoạn khó lường.

Với việc xây dựng chân dung chàng thám tử Kỳ Phát, Phạm Cao Củng đã đưa văn học trinh thám Việt Nam bước đến thời kỳ đỉnh cao. Hình tượng nhân vật thám tử Kỳ Phát đã trở thành một trong những nhân vật thám tử Việt Nam tiêu biểu.

Về tác giả

Về tác giả Phạm Cao Củng

Phạm Cao Củng

Phạm Cao Củng (1913–2012) là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám, nổi tiếng trước năm 1945. Ông được xem là “Vua truyện trinh thám Việt Nam” và cũng được coi là người viết truyện trinh thám đầu tiên của Việt Nam.Giới văn học xem ông là tác giả đầu tiên đã cắm cột mốc cho thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, mở đầu cho sự phát triển của thể loại này ở những giai đoạn kế tiếp.

Ông không học hành gì nhiều, chỉ học hết 4 năm Thành Chung rồi vào nội trú Trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng được một năm đã bỏ học ra đời kiếm sống.

Năm 1931 Phạm Cao Củng cùng người bạn đồng môn Lê Tràng Kiều phối hợp in tập truyện ngắn đầu tay “Hang gió”.

Ông khởi nghiệp sự nghiệp của mình bằng cách viết truyện trinh thám, kiếm hiệp, mạo hiểm kỳ tình,… cho Nhà xuất bản Mai Lĩnh (Hải Phòng) với các bút danh Văn Tuyền, Trần Lang, Phương Trì và cho các báo Loa, Phong Hóa, Ngày Nay,… ký tên là Phạm Cao Củng, Phạm Thị Cả Mốc, Án Cao,… Ông cũng được xem là nhà văn viết sách series đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 1936, khi học Trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, Phạm Cao Củng cho in truyện Vết tay trên trần, khoảng 100 trang. Có thể coi đây là cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học hiện đại.

Ông cũng có thời gian làm công an, phản gián tình báo cho Việt Minh. Do nghề viết văn, viết báo và chuyên về thể loại trinh thám nên ông đã được ngành công an non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày ấy mời làm chuyên viên, giảng viên cho ngành. Đây cũng là những tháng năm buồn vui, thăng trầm hết sức bất ngờ với ông.

Không chỉ viết truyện trinh thám, Phạm Cao Củng còn viết tiểu thuyết kiếm hiệp và mạo hiểm kỳ tình. Nhà văn đã từng dịch truyện kiếm hiệp Tàu. Ông thích viết những đề tài “đặc biệt khác lạ”.

Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn. Trong thời gian đầu, ông cộng tác với báo Bé ngôn bé luận, rồi báo Chính luận. Sau đó ông chuyển sang chăn nuôi gà và chim cút ở quận Gò Vấp. Ông còn mở và làm việc chung với con gái và con rể ở một tiệm chụp hình trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Sài Gòn.

Năm 1974, Phạm Cao Củng sang Hoa Kỳ chơi với gia đình một người con gái, là con của người vợ thứ hai của ông.

Năm 1975, ông bị kẹt không về nước được, sau này ông đã có về Việt Nam mấy lần, lần cuối cùng ông về nước là năm 2004.

Nhà văn Phạm Cao Củng mất ngày 17 tháng 12 năm 2012, tại Florida, hưởng thọ 100 tuổi.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF