Availability: In Stock

Phong Thanh

Tác giả: Mạch Gia

Tác phẩm trinh thám “Phong Thanh” của nhà văn Trung Quốc Mạch Gia.

Download:

EPUB  PDF

Mô tả

Sơ lược tác phẩm Phong Thanh

Phong Thanh là sự biến đổi của dòng “Tiểu thuyết mật thất”, cũng là một trò ảo thuật nguy hiểm, nó có một sức mạnh kể chuyện to lớn… Đây là cuốn tiểu thuyết viết về những con người bình thường nhưng đã làm được những việc phi thường, là một bi ca về một ý chí của nhân loại.

Truyện lấy bối cảnh năm 1942, khi Trung Quốc chịu sự xâm lược của Nhật Bản. Sau một loạt vụ ám sát nhằm vào các quan chức của chính phủ bù nhìn do Nhật Bản dựng lên. Kawa Hihara – Trưởng cơ quan đặc vụ nghi ngờ có nội gián trong nội bộ đã ra lệnh cho Tư lệnh Trương Nhất Đỉnh của ngụy quân triệu tập 5 người bị tình nghi về biệt thự Cầu Trang để tra xét.

Nhóm 5 người đó (ba nam, hai nữ) đều là bộ hạ cũ của Tiền Hổ Dực, quan quân ngụy cả trước khi Trương Nhất Đỉnh lên thay: Ngô Chí Quốc – Trưởng ban tham mưu quân sự dưới trướng Tư lệnh Trương; Kim Sinh Hỏa – Trưởng ban cơ yếu quân sự, nắm cơ mật nòng cốt của toàn quân; Lý Ninh Ngọc, nữ, Tổ trưởng tổ dịch điện Ban quân cơ; nhân vật thứ tư là Bạch Tiểu Niên – quan tháp tùng của Tư lệnh Trương Nhất Đỉnh; cuối cùng là Cố Ninh Ngọc, nữ, là nhân viên của Lý Ninh Ngọc.

Những kẻ tình nghi bị canh giữ cẩn mật, được đưa đi thẩm vấn riêng biệt. Trò chơi mèo vờn chuột dần dần được đẩy đến cao trào. Những đòn tra tấn tấm lý và thể xác lần lượt được Kawa Hihara tung ra. Cuộc đấu trí để lật mặt “Lão Quỷ” ngày càng hồi hộp nghẹt thở, sự mưu trí của nhân vật nằm vùng cũng được thể hiện sâu sắc.

Ngôn ngữ trong tác phẩm của Mạch Gia cao thâm khó lường, mỗi khi bạn tưởng rằng đã biết được sự thật, lại luôn cảm thấy nghi hoặc khi câu đố cuối cùng đã được giải mới cảm giác nút thắt như được mở ra. Tính cách nhân vật dưới ngòi bút của Mạch Gia vô cùng phong phú, không có những hạn chế như ở các nhân vật trong tiểu thuyết cùng loại, dường như mỗi nhân vật đều đáng để chúng ta suy nghĩ.

Tác giả Mạch Gia sinh năm 1964 tại Phú Dương, Chiết Giang. Năm 1986 ông bắt đầu nghiệp sáng tác, nối tiếng với các tiểu thuyết dài kỳ như Giải mật, Lắng nghe trong gió, và Phong Thanh.

Lời mở đầu

Trung Quốc ngày nay còn ai tin vào anh hùng, lý tưởng và thiên tài? Nhưng dưới ngòi bút của Mạch Gia và trong cuộc sống của chúng ta, những thứ đó vẫn tồn tại!

“Các nhân vật trong Lắng nghe trong gió đều đã chết, vậy sao còn có phần hai? Đây là một câu hỏi huyền bí, tôi cũng chỉ có thể trả lời đại khái rằng: Cuộc sống là nhà tiểu thuyết ưu tú nhất, chẳng qua tôi chỉ là người trúng xổ số – xổ số cũng là một phần của cuộc sống.” – Mạch Gia –

Trích đoạn

CHƯƠNG MỘT

Trở lại câu chuyện chính.

Câu chuyện xảy ra vào lúc giao thời giữa mùa xuân và mùa hạ, thời kỳ giặc Nhật, bên Tây Hồ, Hàng Châu, nơi được mệnh danh là thiên đường chốn nhân gian.

Sóng nước mênh mông hòa cùng nắng
Sắc núi mơ màng họa cùng mưa Tây Hồ,
Tây Thi cùng sánh bước
Son phấn nhạt nhòa vẫn đẹp tựa mơ

Tây Thi quá đẹp, với vẻ đẹp chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn, ai dám sánh với nàng đây? Tây Hồ! Tô Đông Pha đã nói với chúng ta bằng thơ rằng, duy chỉ có Tây Hồ vẫn đẹp đến rung động lòng người giống như nàng Tây Thi vậy.

Liệu có quá lãng mạn không? Không hề, đó là sự thực, có núi sông làm chứng. Núi là núi xanh, lúc tươi vui, lúc mưa bụi phủ mờ, xuân về cảnh sắc như hoa lan, thu đi vẫn đẹp như tranh vẽ. Nước là dòng nước mềm mại, gió nhẹ gợn sóng, chứa đầy ánh trăng mơ mộng và khi mặt trời le lói hiên lên dường như còn chưa tỉnh giấc. Non non nước nước, gió nhẹ mơn man, cảnh sắc gợi tình đó đã là nguồn cảm hứng của bao áng thơ văn. Kể sao cho xiết, sách chất đầy nhà, nhiều tới độ nếu chất thành đống sẽ giống như ngọn Cô Sơn với mùi mực thơm nồng và sắc màu rực rỡ. Khi thưởng thức, ngâm nga những áng thơ luôn gợi đầy tương tư lưu luyến, cứ như là đã dùng hết mỹ từ, ôm trọn tình phong nguyệt.

Vào những năm 40 của thế kỷ trước, thành phố Hàng Châu chưa chắc rộng bằng một phần năm hiện nay, nhưng Tây Hồ, linh hồn của thành phố này vẫn như thế, không nhỏ tí nào, những thắng cảnh ven hồ và bên hồ cũng không ít đi so với trước là bao nhiêu, như đê Tô, đê Bạch, cầu Đoạn, cầu Tây Linh, cầu Cẩm Đới, cầu Ngọc Đới, cầu Tỏa Lan, Tam Đàn Ấn Nguyệt, Bình Hồ Thu Nguyệt, Nguyễn Công Đôn, đình Hồ Tâm, mộ Tô Tiểu Tiểu ở đầu cầu Tây Linh, liễu reo oanh hót bên cửa Thanh Pha, chùa Tiền Vương, cùng với các thắng cảnh trên Cô Sơn như Tây Linh Ấn xã, mộ Thu Cẩm, đình Phóng Hạc, Lầu Ngoại Lầu, Thiên Ngoại Thiên… hòa với Bạch Vân, đình Mẫu Đơn, chùa Tịnh Thông, chùa Báo Ân, động Quan Âm ở phía Nam, hay tháp Bảo Thích, đình Song Linh, miếu Nhạc, động Song Linh, động Thi Hà bên bờ Bắc. Tóm lại, những cái chúng ta thường gọi như nhất sơn tam nguyệt, nhị đê tam tháp, tam trúc lục kiều, cửu khê thập bát động lúc đó đều có cả, bọn Nhật tới đây cũng không làm dân chúng sợ đến nỗi chạy mất dép.

Lời bình

Mạch Gia đang từng bước hướng tới mục tiêu – đây là một con đường hẹp, cũng là một con đường mà ông tự hạn chế cho mình, nhưng chính vì hẹp, nên đi thẳng tới nội tâm con người, cũng giống như mũi giao.
– Nhà văn Vương An Đức –

Phong Thanh có sức mạnh kể chuyện to lớn, chúng ta dường như ngừng thở để theo dõi một người dựa vào trí tuệ và niềm tin của mình hoàn thành nhiệm vụ trong hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm. Bởi vậy, đây là một cuốn tiểu thuyết viết về những người bình thường đã làm việc phi thường, là một khúc bi ca về ý chí của nhân loại.
– Nhà phê bình văn học Lý Kính Trạch –

“Phong thanh” để lộ ra logic của anh hùng, câu chuyện của thiên tài, tình tiết quỷ mị, phong cảnh yêu ma….Trung Quốc đương đại còn ai tin vào anh hung, lý tưởng và thiên tài? Nhưng dưới ngòi bút của Mạch Gia và trong cuộc sống của chúng ta, chúng vẫn còn tồn tai! Cảm ơn Mạch Gia đã đem đến cho chúng ta một câu chuyện nhà, chuyện nước, đọc truyện này thật là “đã”!
– Trần Kiện –

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Phụ Nữ

Dịch giả

Chưa rõ

Định dạng

EPUB, PDF