Availability: In Stock

Mai Hương và Lê Phong

Tác giả: Thế Lữ

Tác phẩm “Mai Hương và Lê Phong” của tác giả Thế Lữ .

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Mai Hương và Lê Phong

Tập sách “Mai Hương và Lê Phong” gồm có các truyện:

1. Người Phải Chết
2. Người Thiếu Nữ Kỳ Dị
3. Phóng Viên Và Trinh Thám
4. Mỹ Châu Và Trọng Thủy
5. Tin Dữ Trong Giây Nói
6. Ta Còn Gặp Nhau
7. Mặt Đối Mặt
8. Cái Bóng Theo Hình
9. Những Chuyện Kín Của Cô Mai Hương
10. Lê Phong Nổi Giận
11. M.H: Mai Hương
12. Lý Tuyết Loan
13. Năm Bộ Sách Quý
14. Trá Hình
15. Mắc Bẩy
16. Những Phút Cuối Cùng Của Lê Phong
17. Thế Rồi…
18. Những Câu Chuyện Lạ Lùng Của Lê Phong
19. Con Chim Xanh
20. Mai Hương Và Lê Phong

Lời bình

“Đọc truyện trinh thám của Thế Lữ có thể thấy tuy mức độ đậm nhạt khác nhau trong từng tác phẩm nhưng chi tiết này, chi tiết khác đều gợi liên tưởng mạnh mẽ đến những truyện tiêu biểu nhất làm nên tên tuổi Edgar Poe…

Mở đầu và chứng cứ cũng như cách phá án đều phảng phất các truyện nêu trên của Poe. Mọi bí mật đều được phanh phui nhờ vào tài quan sát, phán đoán tâm lý nhân vật và những giả thuyết lập luận chặt chẽ logic của nhà thám tử nghiệp dư chứ không phải những thanh tra nhà nước, cảnh sát trưởng chuyên nghiệp. Cuối cùng hung thủ phải lộ mặt đúng như tiên đoán của Dupin, hay Lê Phong. Ở phần kết thúc truyện, việc tập họp đông đủ mọi người để công bố tên hung thủ tương tự như trong Mi cũng là một con người.”

(Hoàng Kim Oanh)

Nhân vật Lê Phong

Lê Phong một phóng viên chuyên mảng phóng sự của báo Thời thế, có trụ sở tại Hà Nội. Phong là người nhanh nhẹn, vui vẻ, có đôi mắt sáng, linh động, có tài quan sát. Với tài năng đó, Lê Phong thích tham gia vào các vụ án bí ẩn và khám phá các sự thật bị che giấu.

Lê Phong là người hâm mộ Sherlock Holmes và áp dụng phương pháp suy luận của Holmes để suy luận.

Cộng sự với Lê Phong là Văn Bình, là nhân vật đóng vai trò ghi chép lại quá trình điều tra vụ án.

Với truyện trinh thám, Thế Lữ đã sáng tạo ra cặp nhân vật thám tử Lê Phong và Mai Hương – một chàng và một nàng – được bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích. Họ là những người thông minh, có óc phán đoán và khả năng suy luận cao. Họ say mê nghề nghiệp, họ quyết liệt trong việc truy tìm cái ác để bảo vệ và đề cao cái thiện. Nhưng cũng cần phải nhìn ra rằng, cặp nhân vật Lê Phong và Mai Hương chính là hiện thân cho kiểu con người lãng mạn có tính lý tưởng của Tự Lực văn đoàn: trẻ trung, được giáo dục theo mô hình châu Âu, yêu tự do dân chủ, yêu khoa học và luôn hướng tới sự tiến bộ xã hội. ”

“Học tập, vay mượn mô hình tiểu thuyết trinh thám phương Tây, cả Thế Lữ và Phạm Cao Củng đều xây dựng những series truyện về các thám tử như thám tử Lê Phong (Thế Lữ), thám tử Kỳ Phát (Phạm Cao Củng). Cả hai thám tử đều thông minh, lý trí, giỏi suy luận, phán đoán và lập luận logic để điều tra phá án. Thông qua hai thám tử, người đọc dễ dàng nhận thấy dáng dấp thám tử Sherlock Holmes của Conan Doyle. Điều này cũng không có gì là lạ, khi mà quá trình hiện đại hóa văn học đòi hỏi mọi thể loại phải diễn ra gấp rút, phải nhanh chóng đưa văn học Việt Nam hiện đại bước vào quỹ đạo của văn học thế giới. Thành công của Thế Lữ và Phạm Cao Củng là điều đáng ghi nhận và trân trọng.

Sách nói

[Audio book] Mai Hương và Lê Phong

Sách nói “Mai Hương và Lê Phong” của tác giả Thế Lữ:

Về tác giả

Về tác giả Thế Lữ

Thế Lữ

Thế Lữ (10 tháng 6 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989), tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ (sau đó đổi thành Nguyễn Thứ Lễ), là một cố nhà thơ, nhà văn kiêm nhà soạn kịch người Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò là một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Là một nghệ sĩ đa tài, Thế Lữ hoạt động rộng rãi trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật, từ thơ, văn xuôi nghệ thuật (kinh dị, trinh thám, lãng mạn) cho đến báo chí, phê bình, dịch thuật và sân khấu. Trong tất cả các lĩnh vực, Thế Lữ đòi hỏi sự nghiêm túc, phong cách làm việc khoa học, cặn kẽ, tỷ mỷ, luôn muốn tìm ra sự hoàn mỹ. Đó là biểu hiện cho khát vọng của Thế Lữ: luôn săn đuổi và phụng thờ cái Đẹp đến suốt đời, như ông từng nêu tuyên ngôn trong bài thơ Cây đàn muôn điệu:

Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể.
Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ,
Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca

Sau khi qua đời, Thế Lữ tiếp tục được ghi nhận như một nghệ sĩ tiên phong, đặc biệt có công lớn trong việc mở đầu phong trào Thơ mới và là “người đầu tiên đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở nước ta trở thành chuyên nghiệp và có công xây dựng nó trở thành một nghệ thuật sân khấu hoàn chỉnh”. Trong lời truy điệu dành cho Thế Lữ, Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Dương Ngọc Đức phát biểu:

“Thế Lữ là một trong những người đầu tiên đã đưa kịch nói lên sân khấu Việt Nam. Ông cũng là nhà đạo diễn số một, đầu tiên ở nước ta, là người đưa kịch nói từ trình độ nghiệp dư lên chuyên nghiệp… Xét về phương diện này, Thế Lữ xứng đáng được gọi là Người sáng lập ra nền kịch nói Việt Nam.”

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Đời Nay

Định dạng

EPUB, MOBI, MP3, PDF