Availability: In Stock

Lái Xe Bự

Tác giả: Stephen King

Tác phẩm trinh thám – kinh dị “Lái Xe Bự” của tác giả Stephen King.

Download:

EPUB  PDF  PRC

Mô tả

Giới thiệu Lái Xe Bự

Nếu muốn đọc một câu truyện ngắn, có một chút rùng rợn, một chút phiêu lưu và vừa vặn thì “Lái xe bự” là một lựa chọn không tồi cho bạn.

Lái Xe Bự là cuộc phiêu lưu kinh hoàng của một nữ tác giả tên Tess chuyên viết truyện trinh thám của các bà già thám tử. Dùng trí tưởng tượng để vẽ nên những câu chuyện ma quái, chẳng ngờ rằng chính Tess lại là nhân vật chính trong một câu chuyện rợn người. Cô không thể hình dung được mình có lúc lại bê bết máu, thương tích đầy mình, nằm trong ống cống nước với hai xác chết.

Với những chút gia vị trên được nêm vừa đủ, Stephen King đã tạo ra một câu chuyện đủ “doạ” người, gây ám ảnh ở nỗi đau nhân vật chính phải chịu đựng chứ không phải bởi máu, xác chết hay những cuộc truy đuổi rùng rợn.

Stephen King luôn bắt đầu câu chuyện bằng sự việc chẳng có gì đặc biệt. Tess nhận lời mời đến một buổi nói chuyện về những tác phẩm cô sáng tác như mọi lần. Việc diễn thuyết trước bốn trăm độc giả trong một căn phòng nhỏ của thư viện chẳng có gì nguy hiểm. Nhưng bước ngoặt đến từ lúc chánh thủ thư Ramona Norville đề nghị Tess đi đường tắt về nhà để tiết kiệm được quãng đường khá xa. Với mong muốn nhanh chóng về nhà cho chú mèo yêu quý ăn tối, tất nhiên Tess đồng ý mà không hề biết rằng điều gì đang chờ đợi mình phía trước.

Điều đang đợi Tess trên con đường phía trước kinh khủng hơn bất cứ câu chuyện trinh thám nào cô từng sáng tạo ra để kiếm tiền. Cô phải trải qua nỗi đau đớn, kinh hoàng, hoảng loạn. Quãng đường tắt đã trở thành con đường dài nhất về nhà. Trong đêm tối lạnh lẽo, Tess nén chịu đau đớn giả chết để thoát thân, khiếp đảm khi phải chứng kiến hai xác chết nằm ngay gần kề mình, một đã trơ xương, một đang phân hủy.

Không chỉ là nỗi đau của sự tổn thương cơ thể, cô còn phải chiến đấu với nỗi sợ hãi mơ hồ, lẩn trốn, dò dẫm, lẩn trốn, dò dẫm. Cuối cùng sau cả quãng đường dài, cô mới trở về nhà – nơi có chú mèo yêu quý đang chờ đón. Bi kịch trên con đường tắt khiến Tess cảnh giác cao độ ngay trong chính ngôi nhà của mình. Một nhà văn chưa bao giờ sử dụng súng đã luôn mang súng bên người ở bất cứ đâu.

Trải qua một đêm dài kinh khủng, Tess bình tâm. Vốn là một người chuyên viết truyện trinh thám về bà thám tử già, Tess dễ dàng suy luận và điều tra ra kẻ đã hãm hại mình. Nhưng điều cô không ngờ nhất, chính là việc cô đi đường tắt đã được sắp xếp trước. Người phụ nữ tưởng như đầy thiện chí kia lại là kẻ đưa cô vào cái chết.

Chính sự đau đớn ấy, đã sản sinh ra một Tess hoàn toàn mới, mạnh mẽ, dũng cảm và căm hận. Cô phân vân lựa chọn sẽ đi báo cảnh sát kẻ đã hãm hại mình – như Tess cũ sẽ làm hay tự tay mình kết liễu hai kẻ đã làm nhục cô?

Lái Xe Bự là một câu chuyện kinh dị, giả tưởng theo mô típ thường thấy của Stephen King. Truyện của ông gồm nhiều tình huống bình thường nhưng vẫn có khả năng biến thành một nỗi sợ không tưởng cho nhân vật và cho chính độc giả.

Lái Xe Bự được kể theo lối kẻ cả, không gấp gáp hay vội vã, Stephen King thôi thúc người đọc lậy giở từng trang sách theo bước chân của nữ nhà văn Tess.

Trích đoạn

Tess chấp nhận mười hai cuộc nói chuyện có thù lao mỗi năm, nếu cô có thể có được chúng. Với một nghìn hai trăm đô la cho mỗi cuộc nói chuyện, cộng lại sẽ là hơn mười bốn nghìn đô la. Đó là quỹ hưu trí của cô. Cô vẫn còn cảm thấy rất hạnh phúc với Hội đan lát Willow Grove sau mười hai cuốn sách, nhưng không hề tự lừa dối mình rằng cô có thể tiếp tục viết chúng cho tới tận khi cô bước sang tuổi bảy mươi. Nếu cô thực sự làm như vậy, cuối cùng rồi cô sẽ tìm thấy gì ở đáy thùng cảm hứng đã cạn kiệt? Hội đan lát Willow Grove tới Terre Haute[1] chăng? Hay Hội đan lát Willow Grove thăm Trạm Vũ trụ Quốc tế? Không. Thậm chí nếu các câu lạc bộ sách quý bà, vốn là đối tượng độc giả chủ yếu của cô, có đọc chúng đi nữa (và rất có thể họ sẽ làm như thế). Không.

Vậy là cô giống như một cô sóc nhỏ ngoan ngoãn, sống đàng hoàng với số tiền mà những cuốn sách của cô đem lại… nhưng vẫn cần mẫn tích trữ lương thực cho mùa dông. Mỗi năm trong mười năm vừa qua, cô đã bỏ từ mười hai đến mười sáu nghìn đô la vào quỹ của mình trên thị trường tiền tệ. Tổng số không được cao như cô hy vọng, mà nguyên nhân là sự trồi sụt của thị trường chứng khoán, nhưng cô tự nhủ với bản thân rằng nếu cô tiếp tục kiếm được tiền, chắc cô sẽ ổn cả; cô là một chiếc động cơ nhỏ có thể hoạt động bền bỉ. Và có thể thực hiện ít nhất ba sự kiện miễn phí mỗi năm để lương tâm được thanh thản. Thứ ý thức nhiều khi thật phiền toái đó đáng ra chẳng nên quấy rầy cô về chuyện thu về những đồng tiền đàng hoàng từ những việc làm đàng hoàng, song thỉnh thoảng nó vẫn làm như thế. Có lẽ vì diễn thuyết và ký tên không phù hợp với khái niệm về công việc mà cô đã được giáo dục để hiểu.

Ngoài một khoản thù lao không ít hơn một nghìn hai trăm đô la, cô còn có một yêu cầu nữa: đó là việc cô có thể lái xe tới nơi thực hiện buổi trò chuyện mà không phải nghỉ qua đêm quá một lần trên đường đi hay về. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cô hiếm khi đi về phía nam xa hơn Richmond hay về phía tây xa hơn Cleveland. Một đêm ở nhà nghỉ ven xa lộ quả là mệt mỏi song chấp nhận được, nhưng hai đêm như thế sẽ khiến cô trở nên vô dụng suốt cả tuần lễ kế tiếp. Và Fritzy, con mèo của cô, rất ghét phải ở nhà một mình. Anh chàng đã tỏ rõ điều này khi cô về đến nhà, lượn qua lượn lại luồn giữa hai chân cô trên cầu thang, và khá thường xuyên sử dụng móng vuốt của mình một cách bừa bãi khi nó đứng trong lòng cô. Và cho dù người hàng xóm Patsy McClain rất chu đáo trong việc cho anh chàng ăn, con mèo vẫn hiếm khi ăn gì nhiều cho tới khi Tess trở về nhà.

Cô không hề sợ đi máy bay, hay do dự về việc yêu cầu các tổ chức mời cô nói chuyện phải trang trải chi phí đi lại như cô đã yêu cầu họ phải thanh toán tiền phòng trọ cho cô (luôn là những căn phòng đẹp, nhưng không bao giờ xa xỉ). Chỉ đơn giàn là cô ghét những thứ này: sự chen chúc, sự khó chịu khi phải chịu để máy quét kiểm tra toàn bộ cơ thể, rối việc hiện tại các hãng hàng không bắt trả tiền cho những thứ vốn trước đây miễn phí, rồi những chuyến bay trễ giờ… cùng sự thật không thể giũ bỏ được là chuyện bạn không nắm được quyền tự chủ. Đó là cảm giác tệ hại nhất. Một khi bạn đã vượt qua tất cả những chặng kiểm tra an ninh đáng ngán và được phép lên máy bay, bạn buộc phải đặt thứ sở hữu quý giá nhất của bạn – tính mạng – vào tay của những người lạ.

Tất nhiên, cũng đúng không kém là trên các tuyến xa lộ và đường liên bang mà cô gần như luôn di chuyển, một gã say xỉn hoàn toàn có thể mất kiểm soát, lao qua vạch kẻ giữa đường, và kết liễu đời bạn trong một vụ đâm xe đấu đầu (còn bọn chúng sẽ lại sống sót; dường như những gã say xỉn luôn sống sót), nhưng ít nhất khi cô ngồi sau tay lái chiếc xe của mình, cô còn có ảo tưởng về sự kiểm soát. Và cô thích lái xe. Nó làm cô thấy thoải mái. Một vài ý tưởng tuyệt nhất đã đến với cô trong lúc cô đang cầm lái và radio trên xe ở chế độ tắt.

“Tôi dám cược có lẽ cô từng là một cái xe đạp dua đường dài trong kiếp trước của mình,” Patsy McClain từng có lần nói với cô như thế.

Tess không tin vào kiếp trước, kiếp sau hay những chuyện đại loại như thế – nói một cách lý thuyết, cô nghĩ những gì ta nhìn thấy chính là tất cả những gì ta có – nhưng cô thích ý tưởng về một cuộc sống trong đó cô không phải là một người phụ nữ nhỏ bé với khuôn mặt thiên thần, một nụ cười e dè, cùng với công việc viết lách những câu chuyện bí hiểm dễ chịu, mà là một anh chàng to con, đội một chiếc mũ phủ bóng lên vầng trán cháy nắng và hai gò má chai sạn, để mặc cho hình con chó bun trang trí lắp trên nắp ca pô xe dẫn anh ta đi theo hàng triệu con đường chạy ngang chạy dọc khắp đất nước. Không còn cần phải tỉ mẩn lựa chọn trang phục cho phù hợp trước khi xuất hiện trước công chúng; những chiếc quần jean bạc màu, những đôi ủng có khóa bên sườn, thế là ổn. Cô thích viết, và không mấy bận tâm tới những gì công chúng nói, nhưng điều cô thực sự thích làm là lái xe. Với vẻ ngoài đặc Chicopee[2] của mình, cô cảm thấy có vẻ khôi hài… nhưng không phải thứ khôi hài khiến bạn phá lên cười. Không, không phải là thứ khôi hài đó.

Về tác giả

Về tác giả Stephen King

Stephen King

Stephen King (sinh ngày 21 tháng 9 năm 1947) là nhà văn người Mỹ thiên về thể loại kinh dị hoặc giả tưởng rất được tán thưởng khắp thế giới, đặc biệt với mô-típ biến đổi những tình huống căng thẳng bình thường thành hiện tượng khiếp đảm. Những cốt truyện kinh dị và lối viết đa dạng của King đã giúp giới phê bình chấp nhận thể loại kinh dị giả tưởng là một thành phần của nền văn học trong thế kỷ 20. Cuối năm 2006, tổng số sách ông đã bán có khoảng 350 triệu cuốn.

Stephen King sinh ra tại bang Maine – Mỹ, ông viết truyện đầu tay vào năm lên 7 và bán bản quyền đầu tiên khi 18 tuổi. Năm 1970, ông nhận bằng B.A. của Đại học Maine ở Orono.

King là nhà văn thiên về thể loại kinh dị hoặc giả tưởng rất được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt với mô-típ biến đổi những tình huống căng thẳng bình thường thành hiện tượng khiếp đảm, với lối viết đa dạng. Nhiều tác phẩm của ông đã được dựng thành phi. Các tác phẩm của Stephen King.

Stephen King là người đi tiên phong trong việc xuất bản “sách điện tử” (e-book) trên mạng internet. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải Hugo cho tác phẩm Danse Macabre (1980) và Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry cho truyện ngắn The Man in the Black Suit (1994).

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Tên tiếng Anh

Big Driver

Dịch giả

Lê Đình Chi

Nhà xuất bản

NXB Phụ Nữ

Năm xuất bản

2012

Nhà cung cấp

Cty Văn Hóa & Truyền Thông Phương Đông

Định dạng

EPUB, PDF, PRC