Nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách miêu tả tâm lý nhân vật, lối viết kết hợp giữa nghệ thuật trinh thám, điện ảnh và văn chương, việc lồng ghép và kể chuyện tuyến tính giúp cho câu chuyện có sức hút kỳ diệu.
Hẹn gặp lại trên kia đánh dấu một sự thay đổi lớn trong phong cách viết văn từ trước đến nay của Pierre Lemaitre. Cuốn tiểu thuyết được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới.
Pierre Lemaitre (sinh ngày 19 tháng 4 năm 1951) là tác giả và nhà biên kịch người Pháp từng đoạt giải Prix Goncourt , nổi tiếng quốc tế với tiểu thuyết tội phạm có nhân vật hư cấu là Chỉ huy Camille Verhœven .
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được dịch sang tiếng Anh, Alex , là bản dịch từ cuốn sách cùng tên tiếng Pháp, nó đã cùng đoạt giải CWA International Dagger cho tiểu thuyết tội phạm được dịch hay nhất năm 2013.
Vào tháng 11 năm 2013, ông được trao giải Prix Goncourt , giải thưởng văn học hàng đầu của Pháp, cho Au revoir là-haut (xuất bản bằng tiếng Anh với tựa đề The Great Swindle ), một sử thi về Thế chiến thứ nhất. Tiểu thuyết Camille và The Great Swindle của ông đã đoạt giải CWA International Dagger lần lượt vào năm 2015 và 2016.
Pierre Lemaitre từng là giáo viên văn học và hiện dành thời gian viết tiểu thuyết và kịch bản phim.
Nguồn: Wikipedia
Thông tin thêm
Với kết cấu rõ ràng, mạch lạc, đan xen nhiều giọng kể, khi trần thuật, khi miên man bằng dòng ý thức, vừa rời rạc vừa đau đáu, Pierre Lemaitre đã dựng nên một câu chuyện đầy tính giễu nhại về chiến tranh, nhưng ẩn dưới lớp giễu nhại khiến độc giả nhiều lần bật cười, gật gù tâm đắc ấy là những lớp nghĩa đầy tính chất suy tưởng xoay quanh những cay đắng, bất hạnh mà bất kỳ cuộc chiến nào cũng đem lại.
Hẹn Gặp Lại Trên Kia hội tụ rất nhiều yếu tố “ăn khách”, gay cấn, bí ẩn, thông minh, diễn biến tâm lý nhân vật phức tạp. Hơn thế, tác phẩm của Pierre Lemaitre cũng không hề thiếu những chi tiết lãng mạn, cảm động, những cử chỉ, ứng xử giữa Édouard và Albert, những ký ức của cha Édouard đều được khắc họa bằng một thái độ đầy cảm động và trìu mến.
Vốn là một biên kịch, lại say mê phim của Alfred Hitchcock, nên tác phẩm của Pierre Lemaitre, thường có lối khắc họa chân dung nhân vật vô cùng sắc nét, với một hệ thống ngôn ngữ đậm chất điện ảnh, nhiều trường đoạn dài đặc tả nhân vật, với đầy những trăn trở suy tư.
Bên cạnh hai nhân vật Albert và Édouard, ông Péricour cũng là một nhân vật để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong tác phẩm. Trường đoạn gặp lại của ông Péricour và Édouard, người con trai tàn tật ông tưởng đã hy sinh trong chiến tranh, đã được Pierre Lemaitre miêu tả lại đầy ám ảnh.
Ánh mắt của Édouard, khi lao vào bánh xe ô tô mà cha anh lái, là điều cuối cùng anh để lại, cũng là điều khiến cha anh và độc giả không thể nào quên được anh. Đó là giây phút xóa nhòa đi mọi đau lòng, mọi tội lỗi và mọi hiềm khích. Ông Péricour đã hình dung đó là ánh mắt của “sự biết ơn”. Và như thế, câu chuyện kết thúc, khi lời nói dối bị phát hiện, và dấu vết còn lại là nỗi khắc khoải của người đọc.