Mô tả
Giới thiệu Hành Khách Bí Ẩn
Georges Simenon: với nhân vật Cảnh sát trưởng Maigret. Các tác phẩm thường ấy bối cảnh là Paris. Ông được đánh giá là “G.Simenon là Balzac của thế kỷ XX, một Balzac không dài dòng” (M. Aymé), “đó là một nhà tâm lý, một thám tử của tâm hồn” (R.Kemps). Trước đây, sách của ông đc xuất bản nhiều ở VN,có thể kể: Đám tang ông Bouvet, Người điên trong rừng, Quán rượu Cala, Biệt thự Hà Lan, Người ngồi ghế đá, Cái chết của ông Gallet, Con chó định mệnh, Vụ án người đàn bà áo tím … Với một số độc giả trinh thám hôm nay, có thể sẽ chán vì cách viết của Simenon chậm rãi, đơn giản, nhưng với những ai đã thích ông thì sẽ muốn bổ sung quyển này vào bộ sưu tập.
Biệt thự Hà Lan – riêng quyển này không dùng bối cảnh Paris. Vụ án cũng không quá phức tạp. Và phong cách vẫn là một Georges Simenon thủng thẳng, chậm rãi.. nhưng cách miêu tả thì tuyệt vời. Ngòi bút của ông không hoa mỹ và sự vật, con người cứ hiện lên như rõ mồn một trước mắt bạn với tất cả “mùi vị” của nó. Và lần này là mùi vị của Hà Lan.
Trích đoạn
I
CÔ GÁI TRẺ BÊN CON BÒ CÁI
Khi Me-grê đến Đen-phơ-di vào một buổi chiều tháng năm, ông mới chỉ có những khái niệm sơ bộ về công chuyện đã kéo ông tới cái thị trấn nhỏ nằm ở cực Bắc nước Hà-Lan này.
Một ông tên là Giăng Đuy-clô, giáo sư trường Đại học Năng-xi (Nancy-Thành phố cách Pari 308 km trung tâm công thương nghiệp và hành chính lớn) đi thuyết giảng một vòng ở các nước phương Bắc. Đến Đen-phơ-di, ông ta là khách mời của một giáo sư trường Hàng hải, ông Pô-pin-ga. Ông Pô-pin-ga đã bị ám sát, và nếu như người ta không chính thức buộc tội vị giáo sư người Pháp thì ít ra cũng đã yêu cầu ông này không rời khỏi thị trấn và tự đặt mình dưới quyền quản lý của nhà chức trách Hà-Lan.
Đó là tất cả, hay cũng gần như tất cả câu chuyện. Giăng Đuy-clô đã cấp báo cho trường Đại học Năng-xi và trường này xin được Nha cảnh sát Tư pháp phái một viên chức của Nha đi công cán ở Đen-phơ-di.
Nhiệm vụ đó rơi vào Me-giê. Nhiệm vụ bán chính thức hơn là chính thức, mà ông còn làm cho nó ít chính thức hơn nữa vì đã quên không báo cho các đồng nghiệp Hà-Lan biết việc ông đến đây.
Nhờ sự cẩn thận của Giăng Đuy-clô mà ông đã nhận được một bản báo cáo khá mơ hồ kèm theo một danh sách những người có ít nhiều liên quan đến câu chuyện.
Khi tàu lửa gần đến ga Đen-phơ-di, ông đem bảng danh sách đó ra xem.
– Côn-rát Pô-pin-ga (nạn nhân), 42 tuổi, cựu thuyền trưởng tàu viễn dương, giáo sư trường Hàng hải Đen-phơ-di. Có vợ. Không có con. Nói thạo tiếng Anh, tiếng Đức và khá thạo tiếng Pháp.
– Lix-bét Pô-pin-ga, vợ ông ta, con gái một vị hiệu trưởng trường Trung học Am-xtec-đam (thủ đô Hà Lan). Rất có học. Hiểu biết sâu tiếng Pháp.
– A-ni Van Et em gái út của Lix-bet Pô-pin-ga tạm trú vài tuần lễ ở Đen-phơ-di. Vừa bảo vệ xong luận án tiến sĩ luật, 25 tuổi. Biết một ít tiếng Pháp nhưng nói kém.
– Gia đình Vi-ê-nan, ở một tòa biệt thự bên cạnh nhà Pô-pin-ga. Ông Các Vi-ê-nan là giáo sư toán học ở trường Hàng hải. Có vợ và hai con. Không biết tí tiếng Pháp nào.
– Bét Li-ê-ven, 18 tuổi, con gái một chủ trại chuyên xuất khẩu bò cái thuần chủng. Hai lần sang Pa-ri. Tiếng Pháp hoàn bảo.
Chẳng nói lên gì cả. Những cái tên không gợi được đỉều gì, ít ra là đối với Me-giê khi ông từ Pa-ri tới đây sau một đêm cộng nửa ngày xe lửa.
…