Availability: In Stock

Tố Tâm

Tác phẩm “Tố Tâm” của tác giả Hoàng Ngọc Phách.

Download:

PDF

Sách nói – Audio book:

Torrent [MP3(s)].rar

Nghe trực tiếp →

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Tố Tâm

Tố Tâm là tên một tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách (1896-1973), sáng tác năm 1925.

Nhiều tài liệu, có lẽ dựa trên Việt Nam Văn học Sử yếu của Dương Quảng Hàm và Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, cho Tố Tâm là tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam, nhưng trên thực tế trước Tố Tâm đã có rất nhiều tiểu thuyết sáng tác tại Nam Kỳ. Do giao thông cách trở thời Pháp thuộc (Nam Kỳ là đất thuộc địa, Bắc Kỳ là đất bảo hộ), những nhà nghiên cứu trên có thể vì thế mà không biết về các tiểu thuyết Truyện thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản, Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu, Phan Yên ngoại sử (1910) của Trương Duy Toản, Kim thời dị sử (1917) của Biến Ngũ Nhy, Ai làm được (1922) của Hồ Biểu Chánh, v.v.

Riêng truyện Tố Tâm thì nguồn cảm hứng là La Dame aux camélias của văn hào người Pháp Alexandre Dumas con.

Năm 2006, một bản dịch Tố Tâm ra tiếng Pháp được xuất bản, mang tựa Un coeur pur: Le roman de Tô Tâm do Michèle Sullivan và Emanuelle Lê Oc Mach dịch.

Về bộ sách Việt Nam danh tác

Việt Nam Danh Tác” – một dự án sách đặc biệt mà Nhã Nam đã bắt đầu ra mắt bạn đọc từ cách đây 5 năm. Bộ sách này là sự nỗ lực vinh danh giá trị, giới thiệu lại, tiếp thị lại với bạn đọc những gì đã một thời là tinh tuý của văn học Việt Nam trong một môi trường đọc đang biến đổi phức tạp với những trào lưu tiếp thu ồ ạt …

“Văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt kể từ giai đoạn 1930-1945, cần được xuất bản lại một cách chọn lọc, nhằm giới thiệu lại, tiếp thị lại với công chúng mới, với bạn đọc trẻ để có một chỗ đứng, một vị thế rõ ràng trong thị trường sách như một thứ tinh hoa văn học, góp phần nào đó vừa trung hòa vừa cạnh tranh lành mạnh với những xu hướng “sến”, “xổi”, “ngoại lai”, thị trường hóa ở mức thái quá của xuất bản hiện nay.”

Sách nói

[Audio book] Tố Tâm

Sách nói “Tố Tâm” của tác giả Hoàng Ngọc Phách:

Về tác giả

Về tác giả Hoàng Ngọc Phách

Hoàng Ngọc Phách

Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (20 tháng 8 năm 1896 – 24 tháng 11 năm 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố Tâm, một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Nhà xuất bản Gallimard – nổi tiếng với bộ sách “Tìm hiểu phương Đông”, chuyên dịch và giới thiệu các tác phẩm văn học nổi tiếng ở các nước Ảrập, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam – đã ấn hành cuốn sách này với tên gọi “Một trái tim trong sáng”.

Khiếu văn chương của ông cũng được bộc lộ từ sớm. Năm 1916 khi mới học xong năm thứ hai trường Bưởi, Hoàng Ngọc Phách đã trúng giải 8 trong 20 giải của cuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức. Cũng trong thời gian học ở trường Bưởi, ông tham gia và chỉ đạo các phong trào bãi khóa, thành lập Hội Học sinh tương tế chống bọn giám thị khinh rẻ, bạc đãi học sinh nghèo.

Năm 1919, Hoàng Ngọc Phách đỗ cả hai bằng Cao đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung. Cùng năm đó, ông trúng tuyển luôn kỳ thi tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm, Ban văn chương. Năm cuối khóa học ở đây, Hoàng Ngọc Phách hoàn thành tiểu thuyết Tố Tâm. Với tác phẩm này, ông là người mở đầu cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Nhiều ý kiến còn cho rằng Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Năm 1922 tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, Hoàng Ngọc Phách được bổ làm giáo sư trường Thành Chung, Nam Định. Ba năm sau ông chuyển về Hà Nội làm Tổng Thư ký trường Cao đẳng sư phạm. Thời gian đó, phong trào để tang Phan Chu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi, nhất là trong học sinh, sinh viên. Do có liên can tới các hoạt động chính trị này, Hoàng Ngọc Phách bị đổi xuống Kiến An rồi xin chuyển sang dạy ở trường Cao đẳng tiểu học Bonnal Hải Phòng.

Năm 1931 Hoàng Ngọc Phách lên dạy học ở trường Cao đẳng tiểu học Lạng Sơn. Năm 1935 ông về dạy học ở Bắc Ninh cho đến ngày Tổng khởi nghĩa. Ở đây, ông cũng tham gia tổ chức Hội Khuyến học, Hội Truyền bá quốc ngữ tỉnh và giữ chức Hội trưởng hai tổ chức xã hội này.

Ông mất năm 1973.

Tên của ông được đặt cho một con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Một con đường ở Thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cũng mang tên ông.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Định dạng

MP3, PDF