Availability: In Stock

Tiểu Thuyết Nguyễn Công Hoan

Tác giả: Nguyễn Công Hoan

Tác phẩm “Tiểu Thuyết Nguyễn Công Hoan” của tác giả Nguyễn Công Hoan.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Tiểu Thuyết Nguyễn Công Hoan

Tập “Tiểu Thuyết Nguyễn Công Hoan” gồm có:

Bước Đường Cùng
– Cô Giáo Minh
Lá Ngọc Cành Vàng

Thông tin thêm

Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng.

Bản thân Nguyễn Công Hoan từng cho biết: Thời gian ấy (1938), vì có mối quan hệ gần gũi với những anh em chính trị phạm cũ, trong đó có những người cộng sản (ông là công chức duy nhất của chính quyền thực dân dám có mặt trong đám cưới của Phan Đình Khải, tức đồng chí Lê Đức Thọ sau này), nên Nguyễn Công Hoan bị mật thám Pháp theo dõi gắt gao. Rốt cục, dù không hề mắc mớ gì trong quá trình dạy học, ông vẫn bị thuyên chuyển từ một trường ở Nam Định lên một trường ở Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh), việc bấy giờ bị coi như một sự “đày ải”. Nguyễn Công Hoan rất bức xúc. Ông phản ứng: “Mày đã khỏe đổ cho ông là cộng sản, thì ông cộng sản cho mày xem”. Vậy là ông viết tiểu thuyết “Bước đường cùng”.

Viết “Bước đường cùng”, tác giả đã lường trước hậu quả là sách sẽ bị cấm. Thậm chí, người viết còn bị truy tố. Nhưng ông không sợ. Ông nghĩ, nếu bị nặng lắm thì ông cũng chỉ lãnh án từ một tới năm năm tù. Khi trở về, ông sẽ lại viết văn.

Nguyễn Công Hoan đã viết cuốn sách trong tâm trạng “viết ngày viết đêm, viết cho chóng xong để còn đi chơi nhiều nơi, trước khi ra “an trí” tại Trà Cổ”. Ông kể: “Vừa nghĩ, vừa viết, vừa sửa, tôi đã hoàn thành cuốn truyện trong 16 hôm (1/16 tháng 7 năm 1938). Vì đã ngồi trước cái bàn cao quá tầm tay liền trong nửa tháng để viết, nên phải dùng nhiều gân sức, tôi đã bị sái bả vai bên phải đến ba năm. Mấy năm nay, vì tuổi cao, sức yếu, đến mùa rét, hoặc gặp thời tiết ẩm thấp, bệnh ấy lại trở thành tật”.

Về tác giả

Về tác giả Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên – 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn, nhà báo, thành viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,…) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Ông viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ.

Nguyễn Công Hoan là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Tác phẩm Kép Tư Bền (viết năm 1927, xuất bản năm 1935) đã gây chấn động trên văn đàn, và là đề tài cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh lúc bấy giờ. Nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông các cấp.

Ngoài sáng tác, những bài tiểu luận, phê bình văn học của ông cũng được đánh giá cao vì có cái nhìn, cách tiếp cận sắc sảo về các tác giả văn học Việt Nam.

Ông từng có mặt trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ thập niên 1960.

Tên ông được đặt cho một phố ở Hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh. Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Nguyễn Công Hoan ở phường Bắc Lý. Nguyễn Công Hoan được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Năm 2009 tên ông đã được đặt cho tên trường THPT Nguyễn Công Hoan tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Nguồn: Wikipedia

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Thanh Niên

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF