Availability: In Stock

Thung Lũng Cô Tan

Tác giả: Lê Phương

Tác phẩm “Thung Lũng Cô Tan” của tác giả Lê Phương.

Download:

EPUB  PDF  MOBI  AZW3  PRC

Mô tả

Giới thiệu tác phẩm Thung Lũng Cô Tan

Xem xét các yếu tố loại hình trong cấu trúc tiểu thuyết thì Thung lũng Cô tan của Lê Phương mang dấu ấn rõ nét của một tiểu thuyết sử thi hóa. Bối cảnh, không gian của tác phẩm mang tính chất sử thi; hệ thống các nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc sử thi hóa; xung đột thế sự – đời tư được đưa vào tác phẩm rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc; Đối tượng phản ánh trong tác phẩm được lựa chọn. Về phương diện ngôn ngữ, tác phẩm hội tụ được cả ngôn ngữ đơn giọng với âm hưởng sử thi và ngôn ngữ đa giọng của tiểu thuyết thế sự với nhiều tầng bậc như trào phúng, châm biếm… các yếu tố về không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng đã được tác giả xử lý khéo léo để phục vụ ý đồ nghệ thuật của mình. Có thể nói Thung lũng Cô tan là một tiểu thuyết thành công của Lê Phương trên cả hai phương diện nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật – và tất nhiên yếu tố thứ nhất là nổi trội.

«Động Chân Linh ở nguồn Chân Linh lưng dựa vào núi xanh, mặt kề sóng biếc. Cửa động nhỏ hẹp chỉ vừa một con thuyền; trong động dần dần mở rộng… Đi phỏng vài dặm, hiện ra một lỗ hổng, trời đất sáng sủa, mặt trời mặt trăng chiếu soi… Đá lớn bằng phẳng như bàn cờ, xung quanh toàn đá như đẽo; có những dấu vết lấm tấm, hoặc như đồng tiền như sợi tóc, hoặc như hình người, hoặc như chuỗi ngọc, nước lặng biếc như mắt tăng, đá xanh đậm như đầu phật…

Về tác giả

Về tác giả Lê Phương

Lê Phương

Nhà văn Lê Phương tên thật là Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1933 tại làng Thiết Úng, thôn Vân Hà, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Ông tham gia quân đội năm 16 tuổi và năm 20 tuổi thì được cử gia nhập đơn vị khảo sát chuẩn bị chiến trường cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 23 tuổi, ông lại hoạt động trong vai trò một chiến sĩ đặc tình thuộc Cục Bảo vệ chính trị Bộ Quốc phòng.

Từ nhiệm vụ này, Nguyễn Văn Tiến, lấy bút danh Lê Phương đã viết nên truyện ký “Thử lửa” về chính công việc mà ông đảm nhận: Chỉ huy đội Thanh niên xung phong (tên gọi của lực lượng TNXP thời điểm 1953) làm nhiệm vụ mở đường lên Điện Biên. Truyện ký được in trên báo Cứu Quốc Quân gây chú ý cho những người chỉ huy đang rất cần tìm kiếm những cây bút trẻ với sức viết mãnh liệt, tươi mới…

Năm 1960, ông trở thành nhà báo rồi nhà văn chuyên viết về công nhân. Lê Phương viết tiểu thuyết “Bất khuất” – cuốn tiểu thuyết đầu tiên về vùng mỏ. Với tiểu thuyết đầu tay này, những hoạt động rất nhiều chất phiêu lưu bí ẩn của các chiến sĩ cách mạng hoạt động trong phong trào công nhân đã được mô tả cực kỳ hấp dẫn, giàu chất điện ảnh đến ngạc nhiên với những tình huống kịch chặt chẽ, đầy kịch tính.

Trong thời gian từ năm 1963-1978, Lê Phương đã cho ra đời khoảng 7 cuốn tiểu thuyết về đủ các lĩnh vực liên quan đến kiến thức chuyên môn sâu như “Pháo đài 44” (về các chiến sĩ pháo cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng, 1965); “Thung lũng Cô Tan” (địa chất, 1973); “Bạch Đàn” (lâm nghiệp, 1975); “Ngã ba thời gian” (thủy lợi, 1978); “Bông mai mùa lạnh”, “Vết xích đường mòn”…

Năm 1977, ông bước sang lĩnh vực điện ảnh với vai trò tác giả kịch bản. Ông viết không nhiều, nhưng mỗi bộ phim được làm từ kịch bản của ông đều để lại những ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả. Đó là những bộ phim như: “Nơi gặp của tình yêu”, “Câu lạc bộ không tên”, “Cơn lốc biển”, “Biệt động Sài Gòn” 4 tập (cùng với Nguyễn Thanh)… đều được nhớ đến như những bộ phim mẫu mực của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt ở giai đoạn từ sau năm 1990, ông bắt đầu chuyển sang viết kịch bản phim truyền hình dài tập mà ông thường gọi là “tiểu thuyết truyền hình”. Ông gặt hái thành công với bộ phim “Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ” – một trong những bộ phim truyền hình dài tập đầu tiên của Việt Nam, “Sống mãi với Thủ đô”, “Con nhện xanh”, “Ngã ba thời gian”… Ông đồng thời cũng được xem là “người thầy không đứng trên bục giảng” của nhiều biên kịch có tên tuổi như Hoàng Nhuận Cầm, Trịnh Thanh Nhã…

Nguồn: VOV

Thông tin bổ sung

Tác giả

Nhà xuất bản

NXB Thuận Hoá

Định dạng

AZW3, EPUB, MOBI, PDF