Mô tả
Giới thiệu tác phẩm Người Phàm
Tên của cuốn tiểu thuyết mỏng viết bởi một trong những nhà văn đương đại vĩ đại nhất nước Mỹ này được đặt theo tên một vở kịch dụ ngôn khuyết danh từ thế kỷ mười lăm.
Nhưng không hẳn như vở kịch ấy, Người phàm của thời hiện đại này là một nghệ sĩ thị trường làm việc cho một hãng quảng cáo ở New York, với ba cuộc hôn nhân thất bại, ba người vợ hoàn toàn khác nhau, hai đứa con trai căm ghét ông, một cô con gái yêu thương ông hết mực, một tuổi trẻ sống động theo sau đó là cuộc vật lộn dai dẳng với bệnh tật và tuổi già dưới hình hài vô số lần phẫu thuật, sáu ống stent và máy khử rung tim.
Philip Roth đã lần theo số phận của Người phàm này từ lần chạm trán choáng váng với cái chết trên bờ biển New Jersey êm đềm thời thơ ấu tới những năm tháng sau này, khi ông chứng kiến sự lụi tàn của sinh mệnh ở những người cùng thời mình, sự hủy hoại của sức khỏe bản thân, và cả lòng tự tin cùng niềm hy vọng vẫn thường đi kèm sức khỏe ấy. Thông qua người đàn ông không mang tên này, Philip Roth đã kể một câu chuyện vừa riêng tư vừa phổ quát về đời người, về mất mát, về tội lỗi, về ân hận, về nỗi sợ hãi, về lòng ham sống và can đảm vô song của con người trong hành trình đi tới đích cuối của số phận.
Lời bình
“Cuốn sách nhỏ tinh tế này lấp lánh những bí ẩn và hối tiếc của cả một đời người…”
– Lionel Shriver, Daily Telegraph
“Nếu ta tìm chỉ một nhà văn xuất sắc nhất trong vòng hai mươi lăm năm qua, [Roth] sẽ là người chiến thắng.”
– Nhà phê bình A.O. Scott, New York Times
“Rất hiếm nhà văn có thể viết sống động như Roth về sức tàn phá của các cuộc hôn nhân thất bại và thuyết phục như Roth về sự bất khả của lòng chung thủy hay tình yêu.”
– Tim Adams, Obserbver
“Văn phong của Roth có vẻ thẳng thắn không thỏa hiệp, nhưng thực ra tinh tế và khéo léo… Một câu chuyện nhân bản dành cho thời đại chúng ta.”
– A.S. Byatt, New Statesman
“Thiên tài của cuốn tiểu thuyết ngắn ảm đạm nhưng xuất sắc này đến từ cái cách Roth chuyển những nhận định u sầu của mình về cái chết thành một điều mang lại sức mạnh: sự chấp nhận đầy giận dữ rằng đạo đức là cái giá ta cần trả để có được cái kỳ quan tối thượng mang tên cuộc sống ấy.”
– Douglas Kennedy, Times